Đại dịch COVID-19 có thể thổi bùng lạm phát tại Nhật Bản

(BKTO) - Trong nhiều năm qua, BOJ tích cực in tiền trong khuôn khổ chính sách nới lỏng định lượng nhằm thúc đẩy sức tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và đạt tỷ lệ lạm phát ở mức 2%.




Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 25/8, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), đồng thời là thành viên cấp cao tại Hiệp hội Nghiên cứu chính sách Tokyo, Hideo Hayakawa nhận định tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang thúc đẩy dòng tiền đổ vào nền kinh tế nước này và có thể thổi bùng lạm phát - điều mà chính sách tiền tệ nới lỏng thực hiện trong nhiều năm qua ở nước này không thể làm được.

Trong nhiều năm qua, BOJ tích cực in tiền trong khuôn khổ chính sách nới lỏng định lượng nhằm thúc đẩy sức tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và đạt tỷ lệ lạm phát ở mức 2%.

Tuy nhiên, phần lớn tiền lại nằm chất đống trong các kho dự trữ của các thể chế tài chính thay vì đầu tư vào các hoạt động kinh tế do các công ty Nhật Bản vẫn rất cẩn trọng trong thúc đẩy chi tiêu.

Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, tiền do BOJ in ra đang được cấp cho các hộ gia đình và công ty trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy chi tiêu và các ngân hàng thương mại tăng cường cho các công ty gặp khó khăn vay tiền.

Ông Hayakawa nêu rõ: "Tiền mặt đang chảy vào các công ty và hộ gia đình, dẫn tới tiền tiết kiệm tăng. Một khi tình hình dịch bệnh thuyên giảm, sức tiêu dùng có thể bùng nổ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và tăng lạm phát."

Ông cho biết thậm chí nếu kịch bản này không xảy ra trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách cũng không nên cho rằng tình trạng giảm phát kéo dài sẽ làm giảm lợi tức trái phiếu, cho phép Nhật Bản duy trì thâm hụt tài chính lớn với chi phí thấp mãi mãi.

Ông nói: "Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản tin tưởng mạnh mẽ rằng giá cả sẽ không bao giờ tăng. Vì vậy sẽ tốt nếu tiếp tục duy trì thâm hụt tài chính lớn. Tuy nhiên, bạn không bao giờ biết cách thức dịch COVID-19 có thể tác động tới giá cả. Nỗi lo ngại lớn nhất của BOJ là lạm phát tăng đều."

Trong những tháng gần đây, các khoản cho vay của BOJ đã tăng cao kỷ lục do các công ty tích trữ tiền mặt để vượt qua những tác động nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tiền gửi ngân hàng cũng tăng kỷ lục lên 786.000 tỷ yen (7.400 tỷ USD) trong tháng Sáu và tăng 8,3% trong tháng Bảy so với cùng thời điểm này năm ngoái nhờ các gia đình tiết kiệm được tiền mặt mà chính phủ hỗ trợ nhằm làm giảm tác động của đại dịch./.
Theovietnamplus.vn
Cùng chuyên mục
  • Chia sẻ kinh nghiệm và các phát hiện kiểm toán trong kiểm toán môi trường
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Sáng 25/8, KTNN tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm kiểm toán và các phát hiện kiểm toán trong kiểm toán môi trường. GS.TS. Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và TS.Lê Đình Thăng - Kiểm toán Trưởng KTNN chuyên ngành III đồng chủ trì Tọa đàm.
  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô Huế
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Cách đây 75 năm, Thừa Thiên - Huế là Thủ đô phong kiến, đầu não của chính quyền bù nhìn cả nước, nơi đóng quân và bộ máy tối cao của cố vấn Nhật, nhưng sự lãnh đạo của lực lượng Việt Minh đã tập hợp, quy tụ được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả tầng lớp quan lại phong kiến yêu nước, làm nên thắng lợi trọn vẹn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại đây, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
  • Tăng tỷ lệ nợ công là thách thức không nhỏ
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trước ảnh hưởng của Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương xem xét tăng tỷ lệ nợ công thêm 2 - 3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế. Khi đó, tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn được Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, việc tính toán, đề xuất trần nợ công sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo an toàn, bền vững cho nền tài chính quốc gia.
  • Kết quả kiểm toán đóng góp quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đặc biệt, dựa trên kết quả của hoạt động kiểm toán, KTNN đã nghiêm túc thực hiện các quy định liên quan đến trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về PCTN theo Thông tư liên tịch số 12/2011/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA ngày 15/12/2011 của Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, KTNN, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Đồng thời, KTNN cũng chú trọng cung cấp thông tin để Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác PCTN.
  • Thủ tướng: Chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Chúng ta xác địch chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chừng nào chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng dịch thì chúng ta vẫn phải chung sống với dịch bệnh”.
Đại dịch COVID-19 có thể thổi bùng lạm phát tại Nhật Bản