Đảm bảo an ninh lương thực vững chắc trong mọi tình huống

(BKTO) - “An ninh lương thực (ANLT) càng trở nên bức thiết hơn khi dân số tăng, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa cao, dịch bệnh bất thường… Do đó, chúng ta phải đảm bảo ANLT vững chắc trong mọi tình huống”. Đó là là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 05/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” (Đề án).



Ổn định lương thựctrong mọi hoàn cảnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, sau 10 năm thực hiện, Đề án đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó, diện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (mục tiêu đề ra là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (mục tiêu đề ra là 41 - 43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (mục tiêu đề ra là 4 triệu tấn)…

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững; tình trạng “được mùa - mất giá” phải “giải cứu” nông sản vẫn thường xuyên xảy ra. Trong khi đó, những thể chế, cơ chế, chính sách về đất đai còn bất cập, dẫn đến sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn nhỏ lẻ; chưa đáp ứng được đòi hỏi về tích tụ, tập trung ruộng đất đang là “nút thắt” lớn nhất cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao của quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong tình hình quốc tế và biến đổi khí hậu, ANLT không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài. Lương thực là mặt hàng thiết yếu, là nhu cầu ổn định trong bất cứ hoàn cảnh nào. “Sự việc vừa qua khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội, người dân mua lương thực dự trữ, Thủ tướng phải điện thoại chỉ đạo lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đưa lương thực bán đầy đủ cho dân, bán đến 11h đêm để bình ổn. Điều đó cho thấy, nếu không có lương thực dự trữ thì thực hiện làm sao được điều này” - Thủ tướng nhấn mạnh.

An ninh lương thực cần gắn với chuyển đổicơ cấu nông nghiệp

Ở góc độ DN, Tổng Giám đốc Vinafood 1 Bùi Thị Thanh Tâm cho rằng, kinh nghiệm các nước cho thấy, các DN lương thực lớn của Chính phủ có vai trò quan trọng trong bình ổn thị trường và thực hiện nhiệm vụ chính trị khi cần thiết. Nhắc lại “sự cố” khi Hà Nội có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Tổng Giám đốc Vinafood 1 thừa nhận, dù việc thiếu lương thực, thực phẩm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đã gây tác động xã hội rất lớn. Hiện nay, trong ngành lương thực có 2 tổng công ty lương thực cùng các công ty tư nhân và công ty nước ngoài tham gia thị trường. Các công ty tư nhân tham gia thị trường với mục tiêu lợi nhuận, lúc nào có lợi thì họ mua, không có lợi thì họ dừng. Khi có biến động như tình hình vừa qua thì các công ty có thể “găm” hàng chờ giá lên cao. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét, nắm giữ một tỷ lệ cổ phần hợp lý khi cổ phần hóa DNNN, để bảo đảm vai trò điều tiết, bình ổn khi cần thiết.

Dưới góc nhìn quản lý, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan đề xuất, để bảo đảm ANLT, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa việc đáp ứng mục tiêu chính trị xã hội với mục tiêu kinh tế thương mại theo hướng làm sao tạo được lợi nhuận hợp lý cho người trồng lúa nói riêng và người làm nông nói chung. Đặc biệt, phải chuyển từ tư duy sản xuất lương thực sang kinh doanh lương thực, trọng cầu hơn trọng cung, trọng chất hơn trọng lượng, trọng giá trị hơn trọng hình thức. Việc chuyển đổi này phải gắn liền với chọn các vùng sản xuất trọng điểm.

Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ cho rằng, bài học lớn nhất là gắn ANLT với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy thế mạnh từng vùng, không chỉ lúa gạo mà cả các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác. ANLT phải gắn với sản xuất nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô tập trung, gắn với xuất khẩu, phát huy thuận lợi về đất đai, khí hậu như mở ra cho người dân làm cây ăn quả, dược liệu… để người dân có thể làm giàu từ nông nghiệp thì nông dân mới không bỏ ruộng, không ly hương.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ANLT luôn luôn và mãi mãi là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện bất ổn chính trị, an ninh phi truyền thống, dịch bệnh xảy ra trên thế giới. Câu nói của cha ông “phi nông bất ổn” cần được quán triệt trong tình hình mới.

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng nêu một số mục tiêu quan trọng, đó là thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu để có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 9 - 10% /năm; riêng lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu năm 2030 xuất khẩu đạt 100 tỷ USD. Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo một số giải pháp. Trong đó, về lúa gạo và đất lúa, Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị cần giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để có ít nhất 35 - 38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo, phục vụ cho cân đối là tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, chế biến, đặc biệt là cho dự phòng; về thực phẩm và thịt, cần tăng nhanh sản lượng từ 1 lên 3 triệu tấn đến năm 2030… Với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể để đảm bảo ANLT trong mọi tình huống như vậy, người dân hoàn toàn có thể vững tin vào sự chỉ đạo, điều hành từ Chính phủ, sẽ không có chuyện khan hàng, sốt giá, thiếu thốn lương thực xảy ra.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Sửa cơ chế để quản chặt hơn thị trường  trái phiếu doanh nghiệp
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sự nới lỏng về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) từ cách đây hơn 1 năm đã giúp nhiều DN huy động được một lượng vốn trung và dài hạn không nhỏ, giảm đáng kể sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, quy định đó cũng đã khiến nhiều DN huy động trái phiếu bằng mọi giá, làm tăng rủi ro cho chính DN và cả nhà đầu tư. Do vậy, Bộ Tài chính đang xem xét việc quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này.
  • EVFTA - “Đường cao tốc” xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và EU
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Khẳng định lợi ích mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mang lại, các chuyên gia nhận định, đối với Việt Nam, tuyến “đường cao tốc” này sẽ đưa hàng hóa trong nước đến châu Âu và đón dòng hàng chất lượng cao, vốn đầu tư từ hướng ngược lại. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là con đường này có vận hành suôn sẻ hay không lại phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước và chính các DN.
  • Ngân sách nhà nước hao hụt bởi Covid-19
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Dịch Covid-19 đã làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN tại Việt Nam, đặc biệt là một số lĩnh vực như: xuất khẩu, du lịch, hàng không… chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều này khiến nhiều địa phương trên cả nước gặp khó khăn trong thu ngân sách.
  • Mục tiêu tăng trưởng 6,8% trong năm 2020 là hoàn toàn khó khăn
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định hiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao.
  • VN-Index khả năng tiếp tục giảm quanh ngưỡng hỗ trợ 640 điểm
    4 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Từ ngày 23/3-27/3 thị trường chứng khoán có một tuần giao dịch trung tính với hai phiên giảm điểm hồi đầu tuần và ba phiên hồi phục liền sau đó. VN-Index xác lập mức cao nhất 703,22 điểm và thấp nhất là 652,27 điểm. Sau cả tuần, chỉ số này đã mất 13,67 điểm (giảm tương ứng 1,9%) và xuống 696,06 điểm.
Đảm bảo an ninh lương thực vững chắc trong mọi tình huống