Đêm trắng ở chợ đầu mối Long Biên

(BKTO) - Đêm cuối năm, khi những ngọn đèn đường mệt mỏi hắt ánh sáng vàng vọt,lạnh lẽo xuống mặt đường, thành phố bắt đầu chìm vào giấc ngủ, thì quang cảnhtại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) chợt bừng thức dậy như một thế giới khácbiệt. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng đổ hàng, tiếng va đập cùng dòng người bốc váctấp nập như xé tan màn đêm tĩnh lặng. Trong cái “biển” hàng mênh mông ấy, nhữngphận người miệt mài mưu sinh, đang phải gồng mình kiếm sống để lo cho gia đình,hứa hẹn năm nay sẽ có một cái tết đầy đủ, ấm no hơn.




Đẩy những chuyến hàng nặng nhưng mỗiđêm "cửu vạn" cũng chỉ được 150.000 đến 200.000 đồng

Trắng đêm mưu sinh trong giá rét

Chợ Long Biên là một trong những chợ đầu mối lớn cung cấp rau, quả, hải sản cho người dân Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là nơi tìm việc của nhiều người dân lao động đến từ các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương... thử sức với nghề “cửu vạn”.

Chúng tôi đến chợ đầu mối Long Biên trong một đêm Hà Nội rét đậm, cái lạnh đến từ những đợt gió mùa Đông Bắc lùa sâu vào da thịt. Vào dịp cận Tết này, chợ họp thâu đêm, từ khoảng 21h tối hôm trước cho đến tận tang tảng sáng hôm sau. Dưới ánh đèn đường lờ mờ, tiếng gọi nhau í ới, tiếng chào hàng, tiếng cười nói của những người “cửu vạn” khiến không khí của chợ trở nên nhộn nhịp, khác hẳn với sự heo hút, vắng vẻ của phố phường đêm mùa đông Hà Nội. Từng đoàn xe tải, xe máy, xe kéo chạy rầm rầm, rau quả từ khắp nơi đổ về cung cấp thực phẩm cho ngày Tết. Ở một góc chợ, một nhóm lao động nghèo đang chen nhau giành từng thùng hàng xếp lên xe kéo.

Với vẻ mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng, nước da đen nhẻm, anh Trung (quê Thanh Hoá) - “cửu vạn” cho một chủ buôn gạo ở đây kể: “tôi làm ở đây được gần 4 năm rồi. Ngày thường thì chỉ có 3 người làm là đủ vì mỗi đêm có 1 ôtô hàng về thôi. Nhưng dịp gần Tết, mỗi đêm có 2 đến 3 xe hàng về nên chủ phải thuê thêm gần chục người nữa mới kham nổi việc”. Chìa đôi bàn tay sần sùi những vết chai, anh Trung kể: “Nghề kéo xe cơ cực lắm, phải kéo thật nặng mới có tiền. Sợ nhất những ngày mưa gió, từ đầu tới chân ướt sũng, công việc thì vẫn phải làm mà tiền thì không được thêm”. Vất vả là thế nhưng mỗi thùng hoa quả, “cửu vạn” cũng chỉ được trả công 2.000 đến 3.000 đồng, tính cả đêm may lắm cũng chỉ được 150.000 đến 200.000 đồng.

Đêm lạnh buốt, mưa phùn xuyên qua làn áo khiến mỗi bước đi của chị Nguyễn Thị Trang (Vĩnh Phúc) thêm chệnh choạng: “Làm nghề này hôm nào về người cũng đau nhừ tử, không để ý bị va vào xe hàng thì sứt da, chảy máu là chuyện thường, ở quê làm ruộng thì sướng hơn nhiều, nhưng cả ngày cũng chỉ kiếm được 5.000 đến 7.000 đồng”. Chị cho biết đã có thâm niên 2 năm làm “cửu vạn”. Nhưng những người phụ nữ làm nghề này, giỏi lắm cũng chỉ trụ được 5 hoặc 6 năm là phải bỏ nghề đi tìm việc khác, vì chỉ sau vài năm làm công việc vất vả này, người nào cũng mắc bệnh về cột sống, xương khớp.

Lang thang ở khu chợ Long Biên chúng tôi thấy mấy ôtô chở rau xanh được một nhóm “cửu vạn” miệt mài vận chuyển. Mồ hôi ai nấy đều nhễ nhại, mặc dù thời tiết Hà Nội lúc này khoảng 60C. Đợi họ bốc xong chuyến hàng, tôi hỏi một người trong nhóm: “Các anh được chủ tính công như thế nào?”. Anh cười bảo: “Bọn tôi ăn lương tháng và đi theo xe để bốc hàng. Vì là rau trung chuyển qua nhiều xe từ miền trong ra nên nhiệm vụ của chúng tôi ở ngoài này là đêm nào cũng phải bốc rau lên xe từ chập tối để chở ra khu chợ này giao cho thương lái. Mỗi đêm, anh em chúng tôi phải bốc khoảng 5 tấn rau quả. Việc cực kỳ vất, tuy vậy, chủ cũng đảm bảo về lương khi trả cho mỗi người 5 đến 6 triệu đồng/tháng”.

Lắm rủi ro

Nếu phân chia cấp bậc trong vô số những công việc của lao động phổ thông, có lẽ “cửu vạn” là những người vất vả, chịu nhiều rủi ro nhất. Công việc tự do nên họ không có gì bảo vệ cho bản thân; gặp không ít khó khăn, hiểm nguy. Vừa thoăn thoắt cuộn lại đám dây thừng, chị Dương Thị Hà (Thái Bình) chia sẻ về cái nghề cực nhọc của mình. Chị kể về một người “đồng nghiệp” vừa phải “giải nghệ” sớm vì tai nạn xe cộ lúc gánh hàng băng qua đường, người bạn chị bị tật vĩnh viễn ở chân, đi lại khập khiễng nên đành bỏ nghề về quê. Chuyện tai nạn ở đây không phải hiếm, đã có những người bị những thùng hàng đè gãy tay, gãy chân, lại có người va quệt vào ô tô, bị xe máy đâm trong khi đang gánh gồng... Nhưng mình là dân quê lên đây kiếm sống, gặp tai nạn, rủi ro thì tự chịu lấy chứ chẳng kêu được ai”. Không chỉ có những đe dọa trước mắt mà còn tiềm tàng những hậu quả nặng nề về sau, những chấn thương dai dẳng mà mỗi khi trái gió trở trời lại nhức nhối, ê ẩm… Là hệ quả của sự cơ cực mà những người làm nghề “cửu vạn” phải gánh chịu. Biết là vậy, nhưng vì miếng cơm, manh áo mà những người làm công việc nặng nhọc này vẫn phải gồng mình, đẩy những chuyến hàng còn nặng hơn cả trọng lượng cơ thể, bất chấp những cơ bắp, thớ thịt phải căng lên vì gắng gượng.

Những ngày giáp Tết, Hà Nội rộn ràng hơn bao giờ hết, phố phường đã tràn ngập hoa và không khí một năm mới đang cận kề. Những “cửu vạn” bán sức thâu đêm cũng đang chạy đua với thời gian để mưu sinh, lo cho gia đình một cái Tết tươm tất.
Bài và ảnh: LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Giám sát tình hình thực hiện chính sách BHXH năm 2015
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện chương trình giám sát hàng năm, Ủy ban Các vấnđề xã hội của Quốc hội đã làm việc với một số Bộ, ngành, cơ quan (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, KTNN, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam) về tình hình thực hiện chínhsách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2015.
  • Đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đàotạo nhân lực y tế là một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhucầu phát triển và hội nhập. Trước yêu cầu đó, ngành y tế đang tập trung đổi mớicăn bản, toàn diện công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với mô hình bệnh tậtvà hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng nhân lực ytế.
  • Tăng cường kiểm tra công tác PCCC  tại các chung cư cao tầng
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Để hạn chế thấp nhất,không để xảy ra cháy, nổ, nhất là tại các chung cư cao tầng (CCCT) tác động tớitâm lý người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân, Cục Cảnh sátPhòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn - Bộ Công an (Cục PCCC) đã chỉ đạo lựclượng PCCC các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với công tác PCCC.Nhân dịp này, phóng viên Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đoàn HữuThắng - Phó Cục trưởng cục Cảnh sát PCCC (Bộ Công an) để làm rõ hơn về công tácnày.
  • Đổi mới giáo dục năm 2016:  Cần thực hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Công bằng nhận xét, mấy năm gầnđây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo thí điểm nhiều đổi mới, từphương pháp giảng dạy, thi cử đến tổng thể chương trình giáo dục phổ thông,giáo dục đại học, nhưng mức độ lan tỏa còn chậm... Đó là nhận định của GS.TSKHNguyễn Xuân Hãn (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi trao đổi với Báo Kiểm toán về chặngđường một năm đổi mới của ngành Giáo dục.
  • Nhiều bất cập nảy sinh sau 6 năm  thi hành Luật Giao thông đường bộ
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Qua 6 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008 đã xuất hiện nhiềuhạn chế dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước chưa cao, đặt ra yêucầu cần phải gấp rút sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhiều ý kiếnnhấn mạnh rằng, quá trình thực hiện sửa Luật sắp tới không thể hời hợt mà phảitạo được cơ chế đột phá về thể chế, chính sách để thúc đẩy phát triển từng lĩnhvực giao thông.
Đêm trắng ở chợ đầu mối Long Biên