Đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán

(BKTO) - Cùng với việc đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán nhà nước (KTNN) tăng cường áp dụng các Chuẩn mực KTNN (CMKTNN) nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phát huy hơn nữa tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của kiểm toán viên nhà nước, cũng như chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.

11-vu-che-do.jpg
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025 của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Ảnh: TL

Đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán

Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) luôn được Kiểm toán nhà nước (KTNN) quan tâm, chú trọng cả về quy mô và chiều sâu. Theo đó, KTNN đã sửa đổi, bổ sung quy định về KSCLKT theo hướng bao quát mọi hoạt động của quy trình kiểm toán; gắn với nội dung cụ thể của từng cấp, từng hình thức KSCLKT.

Năm 2024, KTNN đã thực hiện giám sát toàn bộ 160 đoàn kiểm toán, 4 cuộc kiểm soát trực tiếp, 4 cuộc kiểm soát việc tổ chức KSCLKT của Kiểm toán trưởng. Nhìn chung, các đoàn kiểm toán đã thực hiện cơ bản đầy đủ quy định về hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN; công tác kiểm soát của các đơn vị ngày càng được tăng cường; kỷ luật kỷ cương được giữ vững; chế độ báo cáo định kỳ được duy trì; qua đó giúp lãnh đạo KTNN, thủ trưởng các đơn vị trong quản lý, điều hành hoạt động của các đoàn kiểm toán đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Trong tổ chức thực hiện, toàn Ngành đã chú trọng vào công tác KSCLKT, nhất là tại các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán. Kết quả KSCLKT đã góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán thông qua các hình thức giám sát, kiểm soát chất lượng; kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót, hạn chế trong hoạt động kiểm toán; bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường tính hiệu lực của kiến nghị kiểm toán.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và KSCLKT Nguyễn Lương Thuyết, trong thời gian tới, các đơn vị cần tiếp tục quán triệt, có những giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, Hệ thống CMKTNN, Quy trình kiểm toán, Quy chế KSCLKT của KTNN và các quy định khác có liên quan nhằm đẩy mạnh, thực hiện tốt và hiệu quả hơn công tác KSCLKT, trong đó cần quan tâm, chú trọng thực hiện một số giải pháp để đổi mới công tác KSCLKT.

Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các cuộc KSCLKT trực tiếp tại các Đoàn kiểm toán, chú trọng hơn kiểm soát hồ sơ, bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp trong quá trình thực hiện kiểm toán và trong giai đoạn từ khi kết thúc kiểm toán đến khi phát hành báo cáo kiểm toán, để kiến nghị kiểm toán đúng quy định, bảo đảm tính tin cậy.

Thứ hai, chú trọng hơn nữa chất lượng hoạt động của Tổ KSCLKT tại các KTNN chuyên ngành/khu vực. Quan tâm bố trí lực lượng kiểm toán viên thực hiện công tác KSCLKT tại các KTNN chuyên ngành/khu vực có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu lĩnh vực, hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

Thứ ba, bám sát mục tiêu kiểm toán theo hướng dẫn của Ngành, mục tiêu kiểm toán cụ thể, bối cảnh của từng cuộc kiểm toán để xây dựng kế hoạch KSCLKT có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng kiểm soát các Đoàn, Tổ kiểm toán tại các đơn vị, lĩnh vực, hoạt động có nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thường xảy ra sai phạm…

Thứ tư, thông qua hoạt động KSCLKT ở các cấp, chú trọng việc rà soát, đánh giá tình hình triển khai áp dụng các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn kiểm toán mới ban hành; đánh giá vướng mắc, bất cập của các văn bản chế độ về nghiệp vụ, chuyên môn kiểm toán để kịp thời đề xuất phương án giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Thứ năm, phối hợp kịp thời và tăng cường trao đổi giữa các KTNN chuyên ngành/khu vực với các đơn vị tham mưu trong quá trình KSCLKT về các phát hiện kiểm toán khó, phức tạp để kịp thời báo cáo, đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo KTNN xem xét, chỉ đạo.  

Thứ sáu, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về KSCLKT. Thường xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động KSCLKT, phát huy các mặt đã làm được, cách làm hay, hiệu quả; khắc phục kịp thời các hạn chế, tồn tại trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

Thứ bảy, tiếp tục đẩy mạnh việc công khai các tồn tại, hạn chế qua công tác KSCLKT ở các cấp. Coi đây là kênh thông tin hữu hiệu, thiết thực trong đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức và trong đánh giá, chấm điểm các Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán…

Thứ tám, quan tâm tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về KSCLKT. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy hiệu quả phần mềm công cụ hỗ trợ trong KSCLKT.

Triển khai áp dụng Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước

Ngày 15/11/2024, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Hệ thống CMKTNN gồm 43 CMKTNN và Danh mục thuật ngữ sử dụng trong Hệ thống CMKTNN. Hệ thống CMKTNN ban hành lần này đã thay đổi cả về số lượng CMKTNN và kết cấu, nội dung của từng CMKTNN so với Hệ thống CMKTNN năm 2016. Một số nội dung được nhiều CMKTNN nhấn mạnh như đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước để nâng cao hơn nữa tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của kiểm toán viên nhà nước cũng như chất lượng và hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN.

Việc sớm đưa Hệ thống CMKTNN mới ban hành vào thực tiễn hoạt động kiểm toán là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ngành trong thời gian tới. Để triển khai một cách toàn diện và hiệu quả, cần xây dựng một kế hoạch, lộ trình thực hiện áp dụng CMKTNN một cách cụ thể và khả thi.

Do đó, theo đề xuất của Vụ Chế độ và KSCLKT, trước hết, cần có sự thống nhất cao của toàn Ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc áp dụng và tuân thủ Hệ thống CMKTNN trong hoạt động kiểm toán; cần quán triệt và nâng cao nhận thức của từng kiểm toán viên nhà nước phải nghiên cứu kỹ lưỡng và tuân thủ CMKTNN trong hoạt động kiểm toán. Có như vậy, việc áp dụng Hệ thống CMKTNN vào thực tiễn mới thực chất và hiệu quả.

Thứ hai, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản một cách đồng bộ, đầy đủ và toàn diện từ các văn bản quản lý đến các văn bản hướng dẫn hoạt động kiểm toán. Rà soát, sửa đổi, bổ sung Hệ thống Mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, Hướng dẫn kiểm toán của các lĩnh vực kiểm toán; các Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu… và các văn bản quản lý hoạt động kiểm toán có liên quan.

Thứ ba, để áp dụng Hệ thống CMKTNN vào thực tiễn một cách thống nhất và toàn diện thì cần phải tiến hành tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và đưa vào Kế hoạch truyên truyền văn bản, quy định mới, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của KTNN. Việc đào tạo, tập huấn sẽ được thực hiện ở cả hai cấp độ - toàn Ngành và từng đơn vị trực thuộc KTNN; trong đó, chú trọng ở cấp đơn vị phải tổ chức nghiên cứu, trao đổi thực chất, kỹ lưỡng về Hệ thống CMKTNN.

Thứ tư, các đơn vị, bộ phận có chức năng kiểm soát, thẩm định kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán phải coi trọng việc soát xét, đánh giá theo CMKTNN và các văn bản hướng dẫn của KTNN.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán theo các quy định và hướng dẫn của CMKTNN./.

Cùng chuyên mục
  • Thư chúc mừng năm mới của Tổng Kiểm toán nhà nước
    21 ngày trước Kiểm toán
    (BKTO) - Nhân dịp năm mới 2025 và đón Xuân Ất Tỵ, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Kiểm toán nhà nước. Báo Kiểm toán trân trọng đăng toàn văn Thư chúc mừng năm mới của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  • Kiên định mục tiêu "An toàn - uy tín" để khẳng định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán
    21 ngày trước Kiểm toán
    (BKTO) - Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tập trung xây dựng và chuẩn bị triển khai Kế hoạch 5 năm giai đoạn tiếp theo và là năm tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với nhiều niềm tin và kỳ vọng lớn lao, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bối cảnh đó đặt lên vai Kiểm toán nhà nước (KTNN) những nhiệm vụ, trọng trách nặng nề hơn. Nhân dịp Xuân mới, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã dành cho Báo Kiểm toán một số chia sẻ về những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện các mục tiêu năm 2025 cũng như tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
  • Công khai, minh bạch thông tin: Dấu ấn 2024 và nhiệm vụ trước thềm Xuân
    21 ngày trước Kiểm toán
    Hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm tới việc xây dựng, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động, coi đây là một trong những giá trị cốt lõi của tổ chức. Những dấu ấn công khai kết quả kiểm toán và minh bạch thông tin năm 2024 là một phần minh chứng cho sự không ngừng nỗ lực vun đắp giá trị cốt lõi ấy. Đây cũng là cơ sở và niềm tin để KTNN tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
  • Ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước ngày càng đổi mới, nâng tầm chất lượng
    21 ngày trước Kiểm toán
    (BKTO) - Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN), Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, KTNN có nhiệm vụ chuẩn bị các ý kiến về dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN hằng năm để làm căn cứ Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung này. Đồng thời, KTNN báo cáo Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán hằng năm trước khi Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kế hoạch kiểm toán hằng năm.
  • Vinh danh những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kiểm toán: “Trái ngọt” sau những giọt mồ hôi
    21 ngày trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Năm 2024 là một năm tài chính đầy biến động và bất ổn trên toàn cầu. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán càng cảm nhận rõ nét những thách thức tác động mạnh mẽ đến mọi ngành nghề. Trong bối cảnh đó, họ vẫn không ngừng nỗ lực, vượt khó, nắm bắt cơ hội, hành động sáng tạo để đạt được những kết quả nổi bật, những giải thưởng danh giá. Và họ đã được đền đáp xứng đáng!
Đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán