Theo đó, đơn vị quản lý hen và bệnh phối tắc nghẽn mạn tính là đơn vị có chức năng khám, chữa bệnh ngoại trú thuộc khoa lâm sàng, gồm có Khoa Khám bệnh hoặc Phòng Khám bệnh hoặc các khoa/phòng khác. Đơn vị này có nhiệm vụ dự phòng nâng cao sức khoẻ thông qua việc thực hiện truyền thông, giáo dục sức khoẻ về phòng, kiểm soát bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; thực hiện can thiệp giảm các yếu tố nguy cơ của hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; thiết lập và duy trì câu lạc bộ hẹn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đơn vị cũng có nhiệm vụ khám, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; quản lý bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn ổn đinh; quản lý đợt cấp của hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nhẹ, bệnh nhân không cần nhập viện; thực hiện chuyển tuyến chuyên môn khi vượt quá năng lực; quản lý hồ sơ bệnh án ngoại trú; đòng thời thực hiện các dịch vụ kỹ thuật như: đo chức năng thông khí phổi, phục hồi chức năng hô hấp…
Đo chức năng hồ hấp cho bệnh nhân - Ảnh minh hoạ |
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ Y tế yêu cầu, về nhân lực, đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải có ít nhất 01 bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa hệ nội hoặc bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bác sĩ chuyên khoa dị ứng- miễn dịch lâm sàng. Có ít nhất 01 điều dưỡng hoặc 01 kỹ thuật viên thực hiện được kỹ thuật đo chức năng hô hấp.
Đơn vị cũng phải có các trang thiết bị thiết yếu như: bàn ghế khám bệnh, dụng cụ khám cơ bản; máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn; máy phun khí dung đạt chuẩn; máy đo nồng độ khí Co trong hơi thở…và một số loại thuốc thiết yếu.
Chương trình “Vì lá phổi khỏe” là sáng kiến đa quốc gia của Tập đoàn AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 9 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại Chương trình này, tập đoàn dược và dược sinh học AstraZeneca sẽ phối hợp với Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và các đối tác của ngành Y tế Việt Nam để cùng thực hiện chương trình với giá trị đầu tư 01 triệu USD trong hơn 3 năm (2017- 2020).
Chương trình hướng đến 3 mục tiêu chính là: Hợp tác và nhận thức, hạ tầng và khả năng tiếp cận, năng lực và kỹ năng. Trong đó, AstraZeneca phối hợp với các đối tác ngành Y tế Việt Nam hướng đến việc nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đồng thời nâng cao nhận thức đúng của cộng đồng về các căn bệnh này. Thông qua tài trợ tổ chức các câu lạc bộ bệnh nhân và các hoạt động khám tầm soát, chương trình sẽ hỗ trợ gia tăng nhận thức đúng về bệnh trong cộng đồng, hỗ trợ giáo dục bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính về các triệu chứng, cải thiện chuẩn đoán, điều trị sớm và tuân thủ điều trị để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
HỒNG HẢI