Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức BT Kỳ 1: Dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế

(BKTO) -Qua kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dựán khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km0+00 - Km123+105,17 trên địa bàn 2 tỉnh ĐồngNai và Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), KTNN đánhgiá, với việc lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp, đảm bảo tiến độ thực hiện, Dựán đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đem lại những hiệuquả thiết thực.



Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương

Báo cáo kiểm toán nêu rõ, QL20 là tuyến đường huyết mạch nối TP. HCM với TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là một trong các trục giao thông chính của tỉnh Đồng Nai, phục vụ cho việc phát triển kinh tế du lịch của 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Vì vậy, việc khôi phục, nâng cấp QL20 là cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh trong khu vực. Ngoài ra, tuyến đường còn phục vụ vận chuyển các sản phẩm quặng nhôm được khai thác trong khu vực và phát triển ngành công nghiệp nhôm.


KTNN đánh giá dự án khôi phục, cải tạo QL 20 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếcác tỉnh trong khu vực.Ảnh: TS
Dự án khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km0+00 - Km123+105,17 trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức BT đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2378/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2013, đây là dự án thành phần I được tách ra từ Dự án Đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 nối từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Lâm Đồng.

Dưới hình thức hợp đồng BT, nguồn vốn của Dự án trên gồm vốn của chủ sở hữu nhà đầu tư và vốn vay qua các ngân hàng quốc tế. Khoản vay nước ngoài được cấp Bảo lãnh Chính phủ theo đúng quy định tại Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 15/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Nhà đầu tư đồng thời là chủ đầu tư Dự án là Liên doanh Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM), Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất - xây dựng Đông Mê Kông, Công ty CP Việt Ren, Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1. Đại diện chủ đầu tư là Công ty CP BT20 - Cửu Long.

Theo Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư, chiều dài tuyến đường cần khôi phục, cải tạo khoảng 117 Km, điểm đầu từ Km0+00 tại Ngã ba Dầu Giây, thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, điểm cuối tại Km 123+105,17 thuộc địa phận huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư theo Quyết định số 4207/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2013 là 5.264.634 triệu đồng.

Thiết kế phù hợp giúp tiết kiệm chi phí

Theo Báo cáo kiểm toán, quá trình lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư đã tuân thủ các quy định của pháp luật. Về quy hoạch, Dự án được đầu tư có quy mô đường cấp III phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chủ trương đầu tư Dự án cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư đảm bảo đầy đủ năng lực theo quy định.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, quy mô đầu tư, giải pháp thiết kế của Dự án tuân thủ Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN4054:2005, tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-2005 và các tiêu chuẩn khác được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Thiết kế bước sau tuân thủ thiết kế bước trước về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật. Bản vẽ thiết kế thể hiện các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo điều kiện để lập dự toán và thi công.

Đặc biệt, giải pháp thiết kế có tính kết nối cao với quy hoạch dân cư và đô thị hai bên đường; tận dụng tối đa công trình hiện hữu; lựa chọn áo đường phù hợp với hiện trạng của từng đoạn tuyến. Qua đó đã góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng công trình.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn kết cấu mặt đường hợp lý, đáp ứng được lưu lượng và tải trọng của các loại phương tiện lưu thông trên tuyến những năm hiện tại và tương lai, đặc biệt là các loại phương tiện phục vụ cho việc vận chuyển các sản phẩm quặng nhôm được khai thác trong khu vực và phát triển ngành công nghiệp nhôm. Theo KTNN, điều này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác kéo dài tuổi thọ công trình.

Cũng theo đánh giá của KTNN, việc đảm bảo tiến độ Dự án (khởi công tháng 12/2011, hoàn thành đưa vào khai thác tháng 4/2015) cũng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư do sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội: Tiết kiệm chi phí khai thác của phương tiện tham gia giao thông; tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa; đáp ứng yêu cầu phục vụ vận chuyển Alumia khi chưa có cảng Kê Gà theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi đầu tư Dự án.


Ngày 28/4/2015, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng đã khánh thành, thông xe công trình khôi phục, cải tạo QL20 đoạn từ Dầu Giây - Đồng Nai đi Bảo Lộc - Lâm Đồng.
Để sớm hoàn thành Dự án, chủ đầu tư và các nhà thầu đã gấp rút triển khai nhiều mũi thi công, tập trung thiết bị, nhân lực để hoàn thành Dự án sớm hơn 7 tháng so với dự kiến. Việc rút ngắn tiến độ đã tiết kiệm được vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng (tương đương 60 triệu USD). Số vốn dư từ Dự án đã được Bộ GTVT cho phép sử dụng để xây dựng đồng bộ nút giao Dầu Giây và tuyến tránh Bảo Lộc. Tỉnh Đồng Nai đề nghị nâng cấp thêm cầu La Ngà và một số cầu trên tuyến để đồng bộ với tuyến đường vừa cải tạo, khai khác hiệu quả kinh tế xã hội trong vùng.
ĐĂNG KHOA

Cùng chuyên mục
Dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức BT Kỳ 1: Dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế