Giải ngân gần 4.000 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất

(BKTO) – Đến ngày 23/02, cả nước đã giải ngân 3.999 tỷ đồng, đạt 53,2% kinh phí cho vay dự kiến với 3.160 lượt người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương cho hơn 1 triệu lượt người lao động.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

   

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 68).

Theo đó, kết quả tổng hợp thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tính đến ngày 23/02, cả nước đã giải ngân 3.999 tỷ đồng, đạt 53,2% kinh phí cho vay dự kiến theo Nghị quyết 68, với 3.160 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương cho 1,024 triệu lượt người lao động.

Trong đó, nội dung vay vốn để trả lương ngừng việc đã giải ngân là 259 tỷ đồng, với 1.255 lượt người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 72.906 lượt người sử dụng lao động.

Về hoạt động vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh đối với người sử dụng lao động phải ngừng hoạt động theo Chỉ thị số số 16/CT-TTg, cả nước đã giải ngân 3.513 tỷ đồng, chiếm 46,8% tổng số tiền cho vay, với 1.572 lượt người sử dụng lao động vay để trả lương cho 893.658 lượt người lao động.

Về vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh của 5 lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, xuất khẩu lao động, tổng số tiền giải ngân là 227 tỷ đồng (chiếm 3% tổng số tiền cho vay) với 227 lượt người sử dụng lao động vay để trả lương cho 57.357 lượt người lao động.

Một số tỉnh, thành có nhiều DN chịu ảnh hưởng nặng nề được tập trung nguồn vốn vay, như: Đồng Nai hơn 918 tỷ đồng, TP. HCM hơn 570 tỷ đồng, Bình Dương trên 422 tỷ đồng, Hà Nội trên 272 tỷ đồng, Bắc Ninh trên 245 tỷ đồng…

Nghị quyết 68 gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19, trong đó có chính sách cho vay trả lương ngừng việc và hỗ trợ phục hồi sản xuất.

Đối tượng cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất là người sử dụng lao động bị tác động bởi đại dịch dẫn đến người lao động phải ngừng việc; người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg; người sử dụng lao động hoạt động trong 5 lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn, gồm: Vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động theo thời gian trả thực tế, tối đa 3 tháng, lãi suất cho vay 0% và không phải thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay, thời hạn vay vốn tối đa 12 tháng./.
THÀNH ĐỨC



Cùng chuyên mục
  • Đề xuất gia hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 15/8/2025
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề xuất kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) đến ngày 15/8/2025 thay vì 15/8/2022.
  • Đề xuất mức chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
  • Ký Quy chế mua bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sáng 09/3, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quy chế mua bán ngoại tệ giữa NSNN và dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức.
  • Điện sản xuất và tiêu thụ 02 tháng đầu năm 2022 đều tăng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 02/2022, EVN đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong đợt nghỉ lễ Tết Nguyên đán khi mức độ tiêu thụ điện thực tế đã cao hơn dự kiến ban đầu.
  • Tăng cường quản trị biến động, đón đầu xu hướng tăng trưởng
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong 02 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trải đều ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ dầu thô. Trong tháng 3, Tập đoàn và các đơn vị đặc biệt chú trọng việc cập nhật tình hình thị trường và diễn biến xung đột chính trị thế giới, nhằm nhận diện và đưa ra giải pháp ứng phó, quản trị, điều hành trong tình hình mới.
Giải ngân gần 4.000 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất