Chuyển biến tích cực, thực chất, hiệu quả
Thông tin tại Hội nghị đánh giá kết quả 04 Chỉ số: PAR INDEX (Chỉ số Cải cách hành chính), SIPAS (Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước), PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PGI (Chỉ số xanh cấp tỉnh) và các giải pháp nâng cao các chỉ số trên của Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết: Chỉ số PAR INDEX của Hà Nội năm 2021, 2022, 2023 đứng trong top 10, đặc biệt năm 2022 và năm 2023, PAR INDEX của Thành phố xếp thứ 3/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 7 bậc so với năm 2021.
Chỉ số SIPAS của Thành phố tiếp tục duy trì năm thứ 5 liên tiếp đạt trên 80%, năm 2023 tăng 9 bậc so với năm 2022, xếp vào nhóm các thành phố trực thuộc Trung ương có Chỉ số Hài lòng cao. Kết quả Chỉ số PCI của Hà Nội năm 2023 đạt 67,15 điểm, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố - tăng 0,41 điểm.
Việc triển khai xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện phải xác định rõ hướng tới người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, trung tâm phát triển.Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải
Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số, đề án 06 được triển khai quyết liệt, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (thí điểm như sổ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID…), đặc biệt Thành phố đã triển khai ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) - kênh tương tác giữa chính quyền với người dân, các vấn đề về đời sống dân sinh, công khai minh bạch để người dân tham gia đóng góp CCHC, chuyển đổi số, chung tay xây dựng Thủ đô.
Tuy nhiên, nhiều nội dung, tiêu chí các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PCI, PGI chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Các nội dung liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, quản trị môi trường, tiếp cận đất đai, việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị có Chỉ số thấp.
Chỉ số PCI, PGI Có 05/10 chỉ số thành phần giảm bậc trong đó có các chỉ số thành phần xếp thứ hạng rất thấp (“Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” xếp thứ 62/63; “Tiếp cận đất đai” giảm 02 bậc, xếp thứ 61/63). Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) có sự cải thiện nhưng vẫn xếp ở vị trí 30/63 tỉnh, thành phố.
Vẫn còn những cán bộ, công chức, viên chức có thái độ giao tiếp, ứng xử chưa đúng mực, gây bức xúc đối với công dân, đặc biệt một số lĩnh vực như đầu tư, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, với yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh của Thành phố cần phải tiếp tục được tập trung, tăng cường hơn nữa, đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; nhất là vai trò của người đứng đầu ở các bộ phận đơn vị.
Nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước
Theo Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Phạm Minh Hùng, công tác tác CCHC của Hà Nội thời gian qua có chuyển biến tích cực mà minh chứng cụ thể là kết quả phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, đánh giá từng chỉ số cho thấy, chỉ số SIPAS của Thành phố có biên độ dao động lớn, có năm ở vị trí 52 (2019) năm 2023 có kết quả tốt nhất trong 7 năm qua (vị trí 21).
Năm 2023, trong 2700 người dân được hỏi có 11,38% người dân cho biết có hiện tượng công chức gây phiền hà, sách nhiễu (cao hơn 5,93% so với năm 2022). Bên cạnh đó, 10,28% người dân cho biết phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức khi giải quyết công việc (cao hơn 4,98% năm 2022). Ngoài ra, vẫn có đến hơn 79% người dân cho biết vẫn thích nộp hồ sơ trực tiếp hơn trực tuyến, đây là điểm nghẽn rất quan trọng phỉa giải quyết khi sắp tới Thành phố sẽ thí điểm Trung tâm hành chính công.
với chỉ="" số="" par="" index,="" 12="" năm="" qua,="" hà="" nội="" đều="" đạt="" kết="" quả="">80%; 2 năm đạt >90% (2014, 2023), Năm xếp hạng cao nhất là 2017, 2018 và 2019 (đều xếp thứ 2/63)… Tuy nhiên Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công khai, cập nhật TTHC chậm ở một số lĩnh vực; tình trạng trễ hẹn TTHC còn ở cả 3 cấp; Giải ngân đầu tư công chưa hoàn thành 100% kế hoạch; một số chỉ số thành phần giảm bậc…
với>Đề xuất loạt giải pháp cụ thể, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Hà Nội cần tiên phong thí điểm mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Theo đó, tiếp tục đổi mới sáng tạo, từ xây dựng chương trình kế hoạch sát thực tiễn, phân công bố trí nguồn lực và kiểm tra theo dõi, đánh giá; ra kết quả rồi thì tổng hợp, tuyên truyền không chỉ cho người dân mà cả chính trong đội ngũ cán bộ công chức nhằm thống nhất từ nhận thức đến hành động; chấn chỉnh tình trạng không làm mà đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm.
Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Phạm Minh Hùng hoan nghênh Hà Nội vừa qua đã sáp nhập các Ban chỉ đạo về CCHC, chuyển đổi số và Đề án 06, tạo được thống nhất, đồng bộ, hiệu lực hiệu quả cao hơn trong chỉ đạo điều hành, hệ thống giải pháp. Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện phân công, phân nhiệm, có cơ chế chế tài để đôn đốc, tạo áp lực cho chính các cơ quan, tránh tình trạng “không muốn làm” hoặc “không làm cũng không sao”.
Căn cứ 6 nội dung, 6 trụ cột của CCHC do Trung ương ban hành, Hà Nội nên áp dụng một cách đồng bộ nhưng có trọng tâm trọng điểm. Trước hết, tập trung cải cách thể chế, rà soát tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm nên là chuyển đổi số. Đồng thời, chú trọng nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước; nâng cao kỷ luật, kỷ cương cũng như hiệu quả xây dựng, thực thi các chính sách mà người dân quan tâm nhiều…
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, CCHC là công việc thường xuyên, liên tục. Cần có sự đổi mới, cập nhật kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ để đặt nhiệm vụ cụ thể nếu không sẽ “năm nay cao, sang năm lại thấp”. Do đó, Thành phố tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành trong đó chú trọng vai trò của người đứng đầu.
Bên cạnh đó, Hà Nội cần rà soát, tháo gỡ những điểm nghẽn cơ chế, chính sách nhất là liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tiếp tục CCHC gắn với chuyển đổi số, triển khai Đề án 06. Thành phố tiếp tục chấn chỉnh và thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân nhất là những vấn đề liên quan đến nhũng nhiễu ở bộ phận một cửa./.
Hà Nội sẽ tăng cường việc trực tiếp kiểm tra, giám sát qua dữ liệu; tiếp tục rà soát đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thành phố cũng sẽ tăng cường sử dụng trợ lý ảo trong xử lý công việc hằng ngày; có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; triển khai cơ chế thu nhập tăng thêm để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục công khai minh bạch các kết quả thực hiện để người dân giám sát bởi đây là cách giám sát hiệu quả mới; đổi mới công tác đánh giá cán bộ; Thành phố sẽ dùng phần mềm đánh giá, lấy sự hài lòng của người dân để đánh giá…Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải