Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

(BKTO) - Trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán 2025, Thành phố Hà Nội tổ chức nhiều sự kiện sôi động, hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

1(1).jpg
Nhiều sự kiện kéo dài xuyên qua Tết Nguyên đán đã làm cho du khách đến Thủ đô được sống trong không khí Tết cổ truyền của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: N.Ly

Theo Sở Du lịch Hà Nội, dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ ngày 25/01 đến ngày 02/02/2025), Hà Nội đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3.530 tỷ đồng, tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có khoảng 142 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch chủ yếu đến từ các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Anh, Malaysia, Ấn Độ, Đức, Pháp, Nhật Bản.  Khách du lịch nội địa ước khoảng 859 nghìn lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Với tinh thần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa trở thành động lực để phát triển kinh tế, Thành phố tổ chức nhiều sự kiện sôi động, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Các sự kiện tiêu biểu thu hút khách du lịch như: Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long năm 2025" trong thời khắc đón giao thừa với chủ đề "Những mùa xuân rực rỡ"  trình diễn nghệ thuật phong phú, ấn tượng; các địa điểm bắn pháo hoa tạo nên một không khí đón năm mới Ất Tỵ phấn khởi và ấm áp cho nhân dân Thủ đô và du khách.

Dự kiến , năm 2025, Thành phố Hà Nội tổ chức khoảng 1.504  lễ hội, trong đó có các lễ hội quy mô lớn, thời gian diễn ra dài ngày như: Chùa Hương, Cổ Loa, Đền Sóc, Hai Bà Trưng, Đống Đa...

Các di tích danh thắng mở cửa trong dịp Tết,  phục vụ nhân dân và du khách, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc như: Hội chợ Xuân, Hội chữ Xuân, Rối nước, hát Quan họ, hát Chèo, múa Lân Sư Rồng, Cờ tướng, các hoạt động trưng bày truyền thống và lịch sử…

Đặc biệt, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ ngày 25/01 đến ngày 02/02, tiếp khoảng 95 nghìn lượt khách đến tham quan và du lịch; Khu di tích Đền Ngọc Sơn đã đón tiếp khoảng 90 nghìn lượt khách đến tham quan và du lịch; Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò đón tiếp khoảng 15 nghìn lượt khách đến tham quan và du lịch.

Trước đó, Chương trình "Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025" là sự kiện nghệ thuật kết hợp công nghệ ánh sáng hiện đại và âm nhạc truyền thống, diễn ra ngày 18/01 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân, quận Tây Hồ; ngày 19/01 (20 tháng Chạp), khu vực phố cổ Hà Nội diễn ra Chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025", bắt đầu từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ. Sự kiện có hoạt động rước lễ ra đình, đi qua các tuyến phố và các di tích lịch sử của khu phố cổ, kết thúc tại đình Kim Ngân. Tiếp đó là lễ dâng Thành hoàng, dựng cây Nêu và giới thiệu về lịch sử, ý nghĩa của cây Nêu trong ngày Tết.

Từ ngày 14 đến 28/01, các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống và tranh dân gian sẽ được tổ chức tại Không gian Bích họa phố Phùng Hưng. Ngày 23/01, Lễ khai mạc Hội Chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng Xuân đã diễn ra tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hội Chữ Xuân kéo dài từ ngày 23/01 đến ngày 09/02. Từ ngày 18/01 đến ngày 16/02, Chương trình "Tết làng Việt" diễn ra tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. 

Bên cạnh đó, các địa phương cũng chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng tổ chức các lễ hội lớn vào đầu năm mới như hằng năm, đó là: Lễ hội Chùa Hương (khai hội và công bố khu du lịch cấp Thành phố vào ngày 06 tháng Giêng ), Lễ hội Gióng đền Sóc; Lễ hội truyền thống Cổ Loa, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội đền Hai Bà Trưng, Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh…

Cùng chuyên mục
  • Mùa xuân đặc biệt của cặp vợ chồng 12 năm “tìm con”
    12 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Tết Ất Tỵ này là mùa xuân vô cùng đặc biệt với gia đình chị Phùng Thị Liên và anh Nguyễn Hoàng Trung. Sau 12 năm dài chạy chữa, chờ đợi, hy vọng, anh chị đã được hưởng niềm hạnh phúc làm cha mẹ bên hai thiên thần nhỏ...
  • Nhớ mùa xuân Hà Nội
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Cuối năm, Hà Nội chắc hẳn đang trầm mình trong khói sương lảng bảng, thoảng trong những con phố vắng là mùi hương của hoa, những loài hoa chỉ nở vào mùa xuân, chúng khiến phố phường Hà Nội trở nên rộn ràng mà thoát tục đến lạ kỳ.
  • Lễ hội Đảo Dấu - Linh thiêng tín ngưỡng người dân miền biển
    15 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Hằng năm, vào đầu tháng 2 âm lịch, người dân Hải Phòng nói riêng và nhân dân vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung đều nô nức tham dự Lễ hội Đảo Dấu. Đây là lễ hội truyền thống của người dân miền biển Đồ Sơn, Hải Phòng, được tổ chức với ý nghĩa không chỉ cầu mong “phong điều vũ thuận”, “quốc thái dân an”, mà còn nhắc nhở các thế hệ con cháu giữ gìn đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công “khai sơn phá thạch” lập nên mảnh đất Đồ Sơn. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
  • Xuân công trường, hòa với mùa Xuân đất nước…
    16 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong khi người người, nhà nhà rộn ràng chuẩn bị đón Tết thì trên các công trường, đặc biệt là đại công trường cao tốc Bắc - Nam, không khí thi công vẫn vô cùng sôi động, khẩn trương. Nhiều kỹ sư, công nhân đã sẵn sàng lịch trực, bám công trường, thi công xuyên Tết. Tất cả đều hướng đến mục tiêu cao nhất là đưa dự án “về đích” đúng hẹn.
  • Trí thức - nguồn lực của phát triển!
    16 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày nay khái niệm hệ hình (paradigm) được hiểu tương đối thống nhất, là hệ thống các khái niệm cơ bản, chủ yếu; các nguyên lý mang tính nền tảng; các quy luật chung, các mối quan hệ phổ biến; các tác phẩm kinh điển, mẫu mực. Chiểu theo cách hiểu này thì các cuộc cách mạng khoa học trên thế giới là sự thay thế và đổi mới các hệ hình tư duy.
Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025