Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm |
Thông cáo báo chí của tổ chức IMF cho biết, đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến nền kinh tế PNG, với những tổn thất về xuất khẩu và tác động của các biện pháp cách ly giảm thiểu lây truyền dịch bệnh. Cuộc khủng hoảng nổ ra khi chính phủ bắt đầu thực hiện các cải cách trên phạm vi rộng theo Chương trình Giám sát Nhân viên (SMP). Chính quyền đã hành động mạnh mẽ để ngăn chặn sự bùng phát đáng kể của virus Covid-19.
Mặc dù những nỗ lực này đã góp phần thành công ngăn chặn dịch bệnh nhưng những tác động kinh tế của các biện pháp trên có thể dẫn đến tăng trưởng âm cho quốc gia này trong năm 2020. Thu nhập xuất khẩu tài nguyên thấp hơn đã dẫn đến sự thiếu hụt cán cân thanh toán lên đến khoảng 4% GDP, trong khi các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus đang làm giảm hoạt động kinh tế và thu nhập của chính phủ, dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng đáng kể lên đến hơn 6% của GDP.
Bất chấp cuộc khủng hoảng Covid-19, chính quyền đã khẳng định lại cam kết cải cách của họ, và triển vọng dài hạn của PNG vẫn tích cực, dựa trên chương trình cải cách SMP và khả năng các dự án tài nguyên lớn sẽ thành hiện thực trong những năm tới.
Sau cuộc thảo luận của Ban điều hành, ông Tao Zhang - Phó Giám đốc điều hành IMF đã tuyên bố:PNG đang phải đối mặt với thách thức to lớn vào thời điểm nền kinh tế rất mong manh và có không gian tài chính hạn chế. Đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến hoạt động kinh tế trong nước và tăng trưởng. Việc giảm giá toàn cầu đối với một số mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này đang đặt ra những thách thức bổ sung tài chính. Hỗ trợ của IMF, thông qua Tổ chức tín dụng nhanh, sẽ giúp PNG đáp ứng nhu cầu tài chính ngay lập tức và sẽ là chất xúc tác cho các hỗ trợ tài chính từ các đối tác phát triển khác.
NAM SƠN(Theo IMF)