Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản

(BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 575/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản số 54/2024/QH15.

1(2).jpeg
Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Ảnh: ST

Luật Địa chất và khoáng sản số 54/2024/QH15 được Quốc hội Khóa XV, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 (điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74, khoản 1 Điều 109 và điểm b khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2025).

Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản; xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả.

Yêu cầu đặt ra là bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.

Đồng thời xác định lộ trình thực hiện cụ thể để bảo đảm từ ngày 01/7/2025 (điểm d khoản 1 Điều 6, Điều 72, Điều 73, Điều 74, khoản 1 Điều 109 và điểm b khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2025) Luật Địa chất và khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Địa chất và khoáng sản

Quyết định cũng nêu rõ các nội dung thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì xây dựng, biên soạn tài liệu phổ biến, tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Địa chất và khoáng sản để các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tìm hiểu; tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Địa chất và khoáng sản, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết của Luật Địa chất và khoáng sản đối với cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian thực hiện trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Địa chất và khoáng sản và các điểm mới của Luật này bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế; tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật Địa chất và khoáng sản, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện hệ thống hóa, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực địa chất và khoáng sản; rà soát để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Địa chất và khoáng sản.

Về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, thực hiện theo Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 8.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản

Về thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Luật, Quyết định nêu rõ: Căn cứ quy định của Luật Địa chất và khoáng sản, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm sau:

Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất; hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản; khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng.

Các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản theo quy định của Luật Địa chất và khoáng sản và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: Ban hành quy chế phối hợp giữa các địa phương hoặc giữa địa phương với các bộ, ngành trong quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức và chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo về địa chất, khoáng sản và xử lý vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật; tổ chức việc kiểm soát, giám sát mọi hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản trên địa bàn…

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thi hành Luật Địa chất và khoáng sản. Thời gian thực hiện định kỳ 02 năm một lần và khi có yêu cầu./.

Cùng chuyên mục
  • Cao Bằng: Tăng cường xúc tiến thương mại thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phát triển
    20 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Đó là một trong những nội dung chương trình làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Đảng ủy Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng về tình hình phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu trên địa bàn…
  • Nâng tầm đối ngoại, kiến tạo cơ hội cho đất nước phát triển bứt phá
    20 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Công tác đối ngoại được đánh giá là “sức mạnh mềm” giúp kiến tạo cơ hội, thu hút nguồn lực cho sự phát triển đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, việc đổi mới và nâng tầm công tác đối ngoại trở thành yêu cầu cấp thiết để phục vụ hiệu quả cho sự phát triển, đồng thời nâng cao vị thế và tầm vóc mới của đất nước.
  • Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng để “thúc” tăng trưởng
    20 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Với tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, việc đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng sẽ góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025, làm tiền đề cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn sắp tới. Đây là chia sẻ của ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội với phóng viên Báo Kiểm toán.
  • Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên
    21 ngày trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 đã chính thức ra mắt vào ngày 12/3, tại TP. Đà Nẵng, đồng thời tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần phát triển kinh tế của khu vực.
  • Quyết tâm thông tuyến chính cả 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trước 30/4/2025
    21 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 100/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc kiểm tra hiện trường và họp về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của 05 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 các đoạn: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ.
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản