Khắc phục “khoảng trống” pháp lý về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí

(BKTO) - Để không tạo ra “khoảng trống” pháp lý giữa các quy định hiện hành, khi sửa Luật Dầu khí, cần xem xét bổ sung các quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí. Trong các phiên thảo luận lấy ý kiến đại biểu Quốc hội cũng như tại các hội thảo về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này đã được đề cập.



                
   

Người lao động tại công trình dầu khí. Ảnh: PVN

   

Cần bổ sung quy định lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí

Theo đại biểu Quốc hội Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận), việc bổ sung quy định liên quan đến lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí cần quy định tương tự như Luật Dầu khí hiện hành và tinh thần của Luật Đấu thầu theo hướng đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch.

Đồng thời, pháp luật cần quy định rõ trường hợp hợp đồng dầu khí có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và doanh nghiệp 100% vốn của Petrovietnam… để tránh chồng chéo.

Liên quan đến vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu quan điểm, dầu khí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, đa số được khai thác ở vùng biển, liên quan đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia. Vì vậy, cần quy định chặt chẽ quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí.

Đối với nhà thầu tư nhân ký kết hợp đồng dầu khí, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí để phục vụ hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy chế riêng của nhà thầu.

Để bảo đảm quản lý chặt chẽ quá trình triển khai các dự án dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam, tại điểm h khoản 1 Điều 30 của Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã quy định về một số nội dung chính phải có trong hợp đồng dầu khí - đây chính là những nguyên tắc để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí.

Còn tại khoản 12 Điều 59 dự thảo Luật quy định về nghĩa vụ của nhà thầu phải báo cáo Petrovietnam về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí; đồng thời bổ sung quy định về nghĩa vụ của nhà thầu phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
                
   

Đại biểu Quốc hội Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận). Ảnh: PVN

   

Mới quy định về nguyên tắc lựa chọn nhà thầu, còn thiếu quy trình cụ thể

Với trường hợp Petrovietnam và doanh nghiệp 100% vốn thuộc Petrovietnam là nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, Luật Dầu khí không phải Luật cho Petrovietnam. Luật chỉ quy định quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của Petrovietnam gắn với nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 dự thảo Luật. Còn khi Petrovietnam là nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì thực hiện các quyền và nghĩa vụ như các nhà thầu khác.

Ngoài các quy định này, Petrovietnam vẫn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan về tổ chức và hoạt động của một tập đoàn kinh tế. Vì vậy, Luật Dầu khí không quy định về việc Petrovietnam và doanh nghiệp 100% vốn thuộc Petrovietnam lựa chọn cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí.

Hiện tại, Dự thảo Luật không có quy định cụ thể đối với quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí mà chỉ có duy nhất quy định mang tính nguyên tắc trong việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí mà nhà thầu dầu khí có nghĩa vụ phải thực hiện (khoản 12 Điều 59).

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, quy định duy nhất này chưa thể hiện được việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí.

Thứ nhất, Dự thảo Luật chưa có quy định cụ thể về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí.

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của Dự thảo Luật chưa bao gồm điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí.

Trong khi đó, khoản 4 Điều 1 của Luật Đấu thầu đã quy định rất rõ ràng việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Do đó, các chuyên gia cho rằng việc xem xét bổ sung vào Dự thảo Luật các quy định về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí là cần thiết để không tạo ra “khoảng trống” pháp lý giữa các quy định pháp luật hiện hành.

TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, quy định tại Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) dễ xảy ra xung đột với Luật Đấu thầu. Bởi dầu khí có đặc thù là một số lô nằm trong vùng đặc biệt không được phép đấu thầu quốc tế, mà chỉ đấu thầu hạn chế trong nước; hay việc thực hiện lựa chọn nhà thầu theo thông lệ quốc tế...

Do đó, cần thiết điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí thực hiện theo quy định Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí, bảo đảm nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả và Chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí./.
P.KHANG

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo thúc đẩy thực hiện hợp đồng dầu khí đã và đang triển khai
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Để đảm bảo tính rõ ràng, đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt và các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, đặc biệt đối với các dự án dầu khí đã và đang triển khai trước ngày Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực, nhiều chuyên gia góp ý, vẫn còn một số vấn đề, nội dung cần phải được tiếp tục nghiên cứu, quy định rõ ràng hơn trong Dự thảo Luật.
  • BSR đã nộp ngân sách nhà nước gần 14 nghìn tỷ đồng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa có buổi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - doanh nghiệp quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất - về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2022 và công tác xây dựng kế hoạch 2023.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2022
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trên cơ sở kết quả tăng trưởng 9 tháng đầu năm và dự báo tình hình quý IV/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 8%, cao hơn khoảng 1,5-2% so với mục tiêu Quốc hội giao và Chính phủ đề ra (6-6,5%), tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023, với hai kịch bản tăng trưởng.
  • Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm cao nhất từ năm 2011 đến nay
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh khi chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2022, vừa diễn ra chiều nay (01/10), tại Hà Nội.
  • Rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Các Bộ, ngành, cơ quan rà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đối với các trường hợp đề xuất loại bỏ, tạm dừng, lùi tiến độ triển khai, báo cáo rõ lý do.
Khắc phục “khoảng trống” pháp lý về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí