Không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 đang suy yếu

(BKTO) - Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhiều nhà khoa học đều nhận định rằng, hiện vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy virus SARS-CoV-2 đang dần suy yếu.



                
   

Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học của WHO tại cuộc họp về Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ

   

Vào cuối tuần trước, GS. Alberto Zangrillo - Trưởng khoa chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện San Raffaele ở Lombardy (Italy) phát biểu trên sóng truyền hình rằng, virus SARS-CoV-2 hiện không còn tồn tại về lâm sàng.

Nhưng Maria Van Kerkhove - nhà dịch tễ học của WHO và một số chuyên gia khác về virus và các bệnh truyền nhiễm lại cho rằng tuyên bố của ông Zangrillo không có bằng chứng khoa học.

Theo các chuyên gia, không có dữ liệu cho thấy virus corona mới đang thay đổi, dù ở các dạng lây nhiễm hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

“Xét về khả năng truyền nhiễm, không có gì thay đổi và xét về mức độ nghiêm trọng cũng không có gì thay đổi” - bà Van Kerkhove nói với các phóng viên.

Khi virus lây lan, chúng hoàn toàn có khả năng biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Đại dịch cho đến nay đã lây nhiễm cho hơn 6 triệu người. Và vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự suy yếu dần của Covid- 19.

Martin Hibberd - Giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Anh cũng khẳng định các nghiên cứu lớn về sự biến đổi của SARS-CoV-2 không cho thấy dấu hiệu nào là chủng virus này đang suy yếu.

“Với dữ liệu từ hơn 35.000 bộ gen virus, hiện tại không có bằng chứng cho thấy sự khác biệt đáng kể xét về đến mức độ nghiêm trọng của virus” - ông Hibberd cho biết.

Zangrillo - Bác sĩ riêng của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi cho biết, ý kiến của ông được ủng hộ bởi một nghiên cứu sẽ được công bố vào tuần tới do nhà khoa học Massimo Clementi thực hiện.

Ông Zangrillo chia sẻ với Reuters: “Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng virus SARS-CoV-2 đã biến đổi, chúng tôi chỉ nói rằng sự lây nhiễm giữa virus và con người chắc chắn đã thay đổi”. Bởi ngày càng có nhiều triệu chứng khác nhau xuất hiện ở những người nhiễm bệnh, thậm chí có nhiều ca còn không xuất hiện triệu chứng.

Nghiên cứu của nhà khoa học Clementi - Giám đốc phòng thí nghiệm vi sinh và virus tại Bệnh viện San Raffaele đã so sánh các mẫu virus từ bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện có trụ sở tại Milan vào tháng 3 với các mẫu virus từ bệnh nhân nhiễm bệnh vào tháng 5.

“Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự khác biệt đáng kể giữa lượng virus của bệnh nhân nhập viện vào tháng 3 so với những người nhập viện vào tháng 5”, Giáo sư Zangrillo nói.

Dù vậy, Oscar MacLean - một chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu virus của Đại học Glasgow (Anh) cho biết, các ý kiến cho rằng virus SARS-CoV-2 đang suy yếu là không có bằng chứng khoa học và cũng không hợp lý dựa trên cơ sở di truyền.

Các chuyên gia và đại diện của Đại học Johns Hopkins, Trung tâm y tế Wake Forest Baptist, Đại học George Washington và Northwell Health cũng cho biết không có nghiên cứu nào cho thấy virus đã thay đổi.

Leana Wen - một bác sĩ cấp cứu và giáo sư y tế công cộng tại Đại học George Washington cho biết, ý kiến của bác sĩ người Ý Alberto Zangrillo rất nguy hiểm vì nó mang lại sự trấn an khi chưa được kiểm chứng. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đã có sự thay đổi về coronavirus. Nó là một bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao, rất dễ lây lan và chúng ta cần cảnh giác hơn bao giờ hết.
AN CHI (theo Reuters)
Cùng chuyên mục
  • Lòng tham quay trở lại Phố Wall khi thị trường chứng khoán hồi phục
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cố gắng quay trở lại cuộc sống bình thường trên các đường phố - và cảm giác lạc quan đó cũng có mặt ở Phố Wall. Khi chỉ số Fear & Greed Index (FGI - Chỉ số sợ hãi và tham lam) đã đạt mức điểm 58.
  • 40.000 nhân sự tại Thung lũng Silicon bị cắt giảm do dịch Covid-19
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Theo hãng tin Bloomberg, đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường lao động tại Thung lũng Silicon (Silicon Valley) của Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới.
  • Ngành hàng không Mỹ trên đường "hồi sinh"
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO)- Ngành hàng không Hoa Kỳ gần như đã bị tê liệt trước đại dịch. Nhưng bước vào tháng 5, những thống kê đã cho thấy sự khởi sắc trở lại. Sự khởi sắc đúng lúc này được coi là "phao cứu sinh" cho các công ty hàng không đang vật lộn trước nguy cơ phá sản.
  • Kinh tế thế giới: Đã hết 'ngủ đông'?
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục chịu những tác động nặng nề từ dịch bệnh COVID-19. Hầu hết các nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Mỹ và các nước châu Âu. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới... ở nhiều quốc gia đã khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ.
  • Ấn Độ thu hút FDI cao kỷ lục
    4 năm trước Đối ngoại
    (BKTO) - Theo Cục Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại nội địa Ấn Độ (DPIIT), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ trong năm tài chính 2019-2020 đã đạt mức kỷ lục 49,97 tỷ USD, tăng 13% so với mức 44,36 tỷ USD đã thu hút được trong năm tài chính trước.
Không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 đang suy yếu