Kiểm soát, xử lý xe quá tải: Một năm nhìn lại

(BKTO)- Theo đánh giá của cơ quan chức năng, sau 1 năm triểnkhai Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Liên Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Bộ Công an về việc phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tảitrọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, đến nay tình trạng xe ô tô chởhàng quá trọng tải đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số lượng xe quá tải vẫnở mức cao, còn diễn biến phức tạp, chưa thể xử lý dứt điểm.



Tình trạng xe quá tải đã tồn tại nhiều năm nay nên việc dẹp bỏ gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: T.S

Số liệu thống kê cho thấy, từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014, thông qua các điểm kiểm tra xe lưu động trên cả nước, lực lượng chức năng đã dừng, kiểm tra hơn 416.000 xe ô tô, phát hiện và lập biên bản 64.885 trường hợp vi phạm, xử phạt 331 tỷ đồng, tạm giữ 1.885 phương tiện, tước Giấy phép lái xe 42.066 trường hợp, hạ tải hơn 32.000 phương tiện vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng xe quá tải vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Một số địa phương vẫn còn nhiều xe cơi nới thùng trái phép và chở hàng quá tải. Nguyên nhân chủ yếu là một số DN vận tải, chủ hàng, lái xe chạy theo lợi nhuận, khoán khối lượng vận chuyển dẫn đến lái xe ngang nhiên vi phạm; tự ý cải tạo cơi nới thùng xe để chở hàng quá tải và dừng đỗ tại hai đầu trạm cân lợi dụng thời cơ chờ vượt trạm; không chấp hành việc dừng xe kiểm soát, chống đối lại lực lượng thực thi nhiệm vụ. Cá biệt, có hiện tượng móc nối, “làm luật”, bảo kê xe quá tải, “cò”, môi giới dẫn xe hoạt động xung quanh trạm cân lưu động. Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm, còn buông lỏng, để xe quá tải hoành hành, ngang nhiên vi phạm.

Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng: Tình trạng xe quá tải đã tồn tại gần 30 năm nay, do vậy việc dẹp bỏ gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình triển khai, nhiều DN làm ăn chân chính đồng tình ủng hộ và đang dần xây dựng một chuỗi liên kết giữa các phương thức vận tải. Nhưng vẫn còn một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, một số cán bộ đã tiếp tay cho mãi lộ, hiện tượng tranh quyền giữa Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông vẫn còn tồn tại. Nhằm dẹp bỏ tình trạng xe quá tải, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiến nghị nhiều biện pháp xử lý, trong đó có việc cần tổ chức sàn giao dịch vận tải hàng hóa để giá cước minh bạch. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chế tài xử lý liên quan đến chủ hàng, nơi xếp dỡ cố tình chở quá tải và nâng cao mức phạt hơn nữa với chủ vận tải, bởi hiện nay với mức 6 đến 7 triệu đồng/lần phạt thì còn nhẹ đối với chủ các DN vận tải.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng khẳng định: Vẫn còn tình trạng không chấp hành, thậm chí đối phó, dừng xe gây cản trở giao thông, chống đối lực lượng xử phạt. Có nơi, có lúc còn tình trạng người thi hành công vụ nhận tiền để làm ngơ, né tránh cho xe quá tải vượt trạm. Bộ Công an đề nghị: Trong thời gian tới, các lực lượng cần phối hợp siết chặt công tác quản lý cấp giấy phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng trên đường bộ nhưng vẫn bảo đảm tháo gỡ thủ tục hành chính cho các DN trong thủ tục cấp giấy phép. Khẩn trương hoàn thành lắp đặt cân điện tử cố định trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm; đồng thời phối hợp với đơn vị quản lý, khai thác đường cao tốc để triển khai lắp đặt cân tại các trạm thu phí. Huy động các lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát cơ động để điều tra, giải quyết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi hối lộ, “cò”, “môi giới dẫn xe” vượt hoặc né tránh trạm cân. Kiểm tra, xử lý nghiêm các biểu hiện thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và những hành vi tiêu cực tại các điểm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng cho rằng: Việc kiểm soát tải trọng xe là cấp thiết và cần được duy trì thường xuyên. Do đó, các địa phương cần tiếp tục kiểm soát bằng nhiều biện pháp như: sử dụng trạm cân, cân xách tay, đo trực tiếp khối lượng tại nguồn hàng, kiểm tra kích thước thùng xe, công khai minh bạch lực lượng thực thi công vụ. Các Bộ, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải vào cuộc quyết liệt nhằm chấm dứt tình trạng bảo kê, dung túng các trường hợp vi phạm để trong năm 2015 sẽ hoàn thành mục tiêu xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải. Ông Thăng cho biết, Bộ GTVT đang xây dựng đề án xã hội hóa trạm cân. Các trạm thu phí BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) sẽ được lắp đặt cân cố định, sử dụng camera để phạt nguội. Ngoài ra, đối với các trường hợp xe quá tải bị phát hiện, cơ quan quản lý Nhà nước, lực lượng thi hành công vụ không có trách nhiệm phải bố trí nơi hạ tải mà yêu cầu phương tiện vi phạm phải quay đầu xe về nơi xuất phát và chính đây sẽ là một biện pháp để ngăn chặn tình trạng này.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Quyền lợi người bệnh được đảm bảo công bằng, hợp lý, hiệu quả
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ ngày 01/01/2015,Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và một số Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Luậtchính thức có hiệu lực. Thời điểm này, dư luận xã hội đang băn khoăn, lo lắng rằngmột số quy định mới của được thực thi sẽ làm giảm chi tiền thuốc, thu hẹp quyềnlợi của người khám chữa bệnh (KCB) bằng Bảo hiểm y tế (BHYT). Phóng viên Báo Kiểmtoán đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chínhsách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam)xung quanh vấn đề này.
Kiểm soát, xử lý xe quá tải: Một năm nhìn lại