KTNN tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII

(BKTO) - Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy KTNN, ngày 23/8, tại trụ sở KTNN (Hà Nội), các KTNN chuyên ngành: Ia, II, III, V đã phối hợp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động của đơn vị.



Tại Hội nghị, đồng chí Lê Văn Thái - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Báo cáo viên của Hội nghị, đã phổ biến các nội dung cơ bản của 03 Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị T.Ư 7, khóa XII, gồm: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.
                
   

Đồng chí Hoàng Văn Thái phổ biến Nghị quyết Trung ương 7 cho cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động của KTNN -Ảnh: Nguyễn Lộc

   

Theo đồng chí Lê Văn Thái, 03 nghị quyết của Hội nghị T.Ư 7, khóa XII có sự gắn kết chặt chẽ, với mục tiêu cao nhất là tập trung xây dựng và chăm lo cho đội ngũ cán bộ. Việc ban hành đồng thời 3 nghị quyết này xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác cán bộ và các yêu cầu về xây dựng đảng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Việc tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 giúp toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động các đơn vị nắm vững, hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết, các quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Trung ương; chỉ đạo của Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước, qua đó góp phần tạo sức mạnh đoàn kết trong đảng bộ, cơ quan, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2018 được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Siết chặt việc cho vay lại vốn vay ưu đãi
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 siết chặt hơn điều kiện cho vay lại vốn vay ưu đãi. Các khoản vay mới của đơn vị chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá khả năng trả nợ trong trung hạn. Trách nhiệm của địa phương là phải kiểm soát rủi ro ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư công, về hạn mức nợ cũng như hiệu quả của dự án…
  • Nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Xây dựng chiến lược và kế hoạch trong từng giai đoạn cụ thể về huy động, sử dụng vốn vay nước ngoài phù hợp với điều kiện nguồn vốn ODA; siết chặt kỷ luật tài chính; giảm cấp phát, tăng cường cho vay lại; đẩy mạnh thanh tra, kiểm toán, giám sát… là những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài trong giai đoạn tới, được đưa ra từ kết quả giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
  • Không áp từ trên xuống thì không ai muốn cải cách
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Nếu chúng ta không đồng bộ, không áp từ trên xuống thì không ai muốn cải cách, vì cán bộ thực thi thủ tục không muốn rời bỏ quyền lợi” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh khi công bố Báo cáo về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính - xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng và được Thủ tướng đánh giá rất cao.
  • Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - "Tham nhũng đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội", đó là đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
  • Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ sáng 16/8, trong phần thảo luận dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần làm rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm tra, thẩm định, quyết định, tránh chồng chéo với tinh thần “không để một việc mà phải báo cáo cả 2 bộ hoặc nhiều bộ”.
KTNN tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII