Một năm hướng về y tế cơ sở

(BKTO) - Năm 2018 là năm đầu tiên ngành y tế thực hiện xây dựng mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, theo hướng hội nhập quốc tế để tiến tới mở rộng trên toàn quốc. Đây cũng là 1 trong 9 sự kiện tiêu biểu của ngành y trong năm qua. Cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 20/NQ-TW và Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngành y tế đã tập trung thực hiện một số nội dung quan trọng để y tế cơ sở thực sự trở thành nền tảng, xương sống của hệ thống y tế Việt Nam.



Đổi mới toàn diện y tế cơ sở

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, vấn đề dự phòng, nâng cao sức khỏe nhân dân và chăm sóc người dân từ khi còn khỏe mạnh là nội dung quan trọng và đổi mới của Nghị quyết số 20/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Để thực hiện được điều này, y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng nhất.

Với phương châm đó, trên cơ sở Quyết định số 2348/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Bộ Y tế đã ban hành Chương trình hành động số 1379/Ctr-BYT triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế. Trong đó, Bộ Y tế đã quyết liệt triển khai và nhân rộng mô hình của 26 trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, theo hướng hội nhập quốc tế.

Cụ thể, về tổ chức, hoạt động, ngành y tế tiếp tục thực hiện sắp xếp các trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện thành trung tâm y tế đa chức năng, thực hiện cả nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh, dân số, an toàn thực phẩm, trực tiếp quản lý trạm y tế xã nhằm giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế tuyến huyện. Ðồng thời, đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của trạm y tế xã; giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ trạm y tế xã theo Danh mục các dịch vụ kỹ thuật tuyến cơ sở bắt buộc phải thực hiện; quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã; nâng cao năng lực phát hiện, sàng lọc, kịp thời chuyển người bệnh lên tuyến trên và tiếp nhận, theo dõi, điều trị người bệnh từ tuyến trên chuyển về; phát triển các phòng khám bác sĩ gia đình...

Về nhân lực, ngành y tế tiếp tục tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới và ngược lại; xây dựng các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị; tiếp tục đào tạo theo địa chỉ để đào tạo nhân lực cho y tế cơ sở các vùng khó khăn; xây dựng và trình ban hành các chính sách ưu đãi cho nhân viên y tế cơ sở, nhất là tại vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Về cơ sở hạ tầng, Bộ Y tế chủ trương phân loại các trạm y tế xã để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở từng vùng miền, khu vực; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Gỡ nút thắt về nguồn lựctài chính

Theo Bà Phan Lê Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), bất cập về tài chính là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển hệ thống y tế cơ sở. Cụ thể, tổng chi NSNN cho y tế hiện nay khoảng 3% GDP, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 4,5% GDP; phương thức phân bổ tài chính còn nhiều bất cập, làm cản trở những dịch vụ có chất lượng cho chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe cơ bản ở tuyến y tế cơ sở. Cùng với đó, tỷ trọng chi của bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các cấp rất chênh nhau. Theo khuyến cáo của WHO, đầu tư cho trạm y tế phải là 20% nhưng hiện nay mới chỉ được khoảng 3 - 4%. Mức thanh toán BHYT cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất thấp; một số danh mục thiết yếu đưa vào phục vụ dịch vụ theo nguyên lý gia đình như khám dự phòng, sàng lọc, khám lưu trú, khám chữa bệnh lưu động lại chưa được BHYT thanh toán. Ngân sách cấp cho y tế cơ sở không đảm bảo cho bộ máy hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

Trong bối cảnh đó, để đổi mới y tế cơ sở, Bộ Y tế cũng chủ động xây dựng các giải pháp về tài chính cho y tế cơ sở. Bộ đã tham mưu cho Chính phủ sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị, ngành y tế ngoài việc vận động và đề xuất với các địa phương quan tâm đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới cho y tế, từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn xã hội hóa, còn có nguồn đầu tư từ các dự án ODA. Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ, Quốc hội cho ngành y tế thực hiện dự án hỗ trợ y tế tuyến cơ sở từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Ngành y tế chủ trương đảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, tăng tỷ trọng chi BHYT; ban hành và cập nhật gói dịch vụ y tế cơ bản phù hợp với khả năng chi trả của BHYT và NSNN. Với những nỗ lực đó, mục tiêu của Bộ Y tế là trong năm 2019, mỗi tỉnh triển khai ít nhất 15% số trạm y tế xã, phường, thị trấn theo nguyên lý y học gia đình. Giai đoạn 2019-2020, triển khai ít nhất 30% số trạm y tế và 10 năm tới sẽ hình thành mạng lưới phủ khắp toàn quốc với hơn 11.000 trạm y tế.

Đ. KHOA
Theo Báo Kiểm toán số 01 ra ngày 03-01-2019
Cùng chuyên mục
  • Xử lý vi phạm về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp: Cần sớm có hướng dẫn cụ thể
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Trước những vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tại Hội thảo “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm phạm trong lĩnh vực bảo hiểm theo quy định của Bộ luật Hình sự và những vấn đề cần hướng dẫn thi hành” do Toà án nhân dân (TAND) tối cao phối hợp với BHXH Việt Nam vừa tổ chức, các ý kiến cho rằng, cần phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn, nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất, phù hợp trong thực tiễn.
  • Năm 2018, hơn 30,5 nghìn tỷ đồng chi trả trợ cấp ưu đãi người có công
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH), năm 2018, NSNN đã bố trí hơn 30.523 tỷ đồng trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng (NCC), đảm bảo kinh phí đầy đủ, kịp thời.
  • Năm 2018, lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,4 người
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo thông tin từ Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tính chung cả năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,4 triệu người, tăng 566,2 nghìn người so với năm 2017.
  • Hai sự kiện lớn của Bộ đội Biên phòng năm 2019
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Thông tin tại buổi gặp mặt báo chí chiều ngày 04/01, đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết hai sự kiện lớn của lực lượng BĐBP nói riêng và của toàn dân nói chung năm nay sắp diễn ra, đó là hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP (03/3/1959 -03/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989- 03/3/2019).
  • Tăng cường thanh, kiểm tra công tác tổ chức lễ hội dịp đầu năm
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa cho biết, một trong những công việc trọng tâm cần làm đầu năm 2019 là đẩy mạnh công tác kiểm tra việc quản lý lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 tại 18 tỉnh, thành phố.
Một năm hướng về y tế cơ sở