Báo Kiểm toán xin lược đăng ý kiến của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường tại Hội thảo này.
Th.S Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội |
KTNN là cơ quan Hiến định, do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị trí như vậy, KTNN được giao trách nhiệm rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, phát hiện các hành vi tham nhũng dưới hai góc độ: Trách nhiệm thực hiện PCTN trong nội bộ cơ quan KTNN và trách nhiệm tham gia thực hiện PCTN trong bộ máy nhà nước.
KTNN là cơ quan sử dụng tài chính công, tài sản công nên KTNN là cơ quan thuộc "khu vực nhà nước" và phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan mình theo quy định của Luật PCTN, trong đó có việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị mình. Luật PCTN năm 2018 không quy định cụ thể việc công khai, minh bạch đối với tổ chức và hoạt động của từng cơ quan nhà nước mà chỉ quy định chung. Theo đó, những nội dung công khai, minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể trong đó có hoạt động của KTNN tại Luật PCTN năm 2005 cũng đã bị bãi bỏ. Trên cơ sở các quy định chung của Luật PCTN, các luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể việc công khai, minh bạch trong hoạt động mình. Chính vì vậy, khi sửa đổi Luật KTNN cần tính đến nội dung này.
Luật PCTN năm 2018 không quy định cụ thể việc công khai, minh bạch đối với tổ chức và hoạt động của từng cơ quan nhà nước mà chỉ quy định chung. Theo đó, những nội dung công khai, minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể trong đó có hoạt động của KTNN tại Luật PCTN năm 2005 cũng đã bị bãi bỏ. Trên cơ sở các quy định chung của Luật PCTN, các luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể việc công khai, minh bạch trong hoạt động. Chính vì vậy, khi sửa đổi Luật KTNN cần tính đến nội dung này.
Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, KTNN có vai trò quan trọng trong phát hiện hành vi tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng tài chính công, tài sản công. Vì vậy, Luật PCTN năm 2018 đã giao cho KTNN các trách nhiệm:
Thông qua hoạt động kiểm toán (hoạt động thường xuyên, theo định kỳ), KTNN có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; tiến hành kiểm toán vụ việc khi có dấu hiệu tham nhũng như khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, khi có căn cứ theo quy định của Luật.
Khi phát hiện hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì KTNN phải chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra xem xét; trường hợp vụ việc tham nhũng không có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Luật cũng quy định, tùy từng trường hợp cụ thể, người ra quyết định kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán, Thành viên đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm nếu có lỗi trong trường hợp đã kiểm toán nhưng không phát hiện ra hành vi tham nhũng, nhưng sau đó cơ quan khác lại phát hiện ra hành vi tham nhũng thì người kiểm toán trước đó phải chịu trách nhiệm.
Một số vấn đề cần lưu ý khi sửa đổi Luật KTNN
Luật KTNN là luật gốc (luật chuyên ngành) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của KTNN nên phải bao quát nhiệm vụ của KTNN. Do đó, khi sửa đổi Luật KTNN năm 2015 cần lưu ý:
Thứ nhất là,sửa đổi các quy định về tổ chức, hoạt động của KTNN để thực hiện trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng trong hệ thống KTNN
Luật KTNN năm 2015 đã quy định nguyên tắc hoạt động kiểm toán là công khai, minh bạch và việc công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Tuy nhiên, để bảo đảm nhiệm vụ PCTN theo Luật PCTN, KTNN nên xem xét có quy định thời hạn công khai các báo cáo kiểm toán sau khi báo cáo được phát hành hay không.
Luật PCTN năm 2018 quy định rõ: Người ra quyết định kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán, Thành viên đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm nếu có lỗi trong trường hợp đã kiểm toán nhưng không phát hiện ra hành vi tham nhũng, nhưng sau đó cơ quan khác lại phát hiện ra hành vi tham nhũng thì người kiểm toán trước đó phải chịu trách nhiệm.
Luật PCTN quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao bao gồm: giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự tác động của quyết định; giải trình khi báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật của đơn vị; giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Tuy nhiên, Luật KTNN hiện hành mới chỉ quy định về trách nhiệm “giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội” (khoản 9 Điều 10). Do đó, KTNN cần xem xét việc sửa đổi, bổ sung quy định này để đảm bảo tính đồng bộ.
Điều 10 Luật KTNN (sửa đổi) cần bổ sung quy định: KTNN thực hiện trách nhiệm về PCTN theo quy định của Luật PCTN bởi Luật này quy định KTNN có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xây dựng báo cáo về công tác PCTN trong phạm vi cả nước và thực hiện các trách nhiệm khác.
Đề nghị bổ sung vào Khoản 5 Điều 13 Luật KTNN: “Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm quy định quy tắc ứng xử và việc chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong KTNN; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc KTNN”.
Thứ hai,về sửa đổi các quy định về thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước để bảo đảm thống nhất với Luật PCTN
Luật KTNN hiện hành đã đề cập đến những nội dung cụ thể để tăng cường kỷ luật và thực hiện PCTN nhưng chưa quy định trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện Luật PCTN. Do đó, đề nghị bổ sung vào Khoản 5 Điều 13 Luật KTNN: “Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm quy định quy tắc ứng xử và việc chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong KTNN; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc KTNN”.
Thứ ba, về sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục kiểm toán để thực hiện trách nhiệm của KTNN trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
Luật KTNN đã có một số nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục kiểm toán để thực hiện trách nhiệm của KTNN trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, Luật KTNN hiện hành cũng như Dự thảo Luật KTNN (sửa đổi) chưa thể hiện rõ quy trình, thủ tục xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình kiểm toán. Ví dụ, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, thành viên Đoàn kiểm toán phải báo cáo Tổ trưởng, Trưởng Đoàn hay Người ra quyết định kiểm toán… Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, Trưởng Đoàn hay thành viên Đoàn kiểm toán có quyền yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, hồ sơ, tài liệu; có quyền kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác của người bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng để không bị cản trở hoạt động kiểm toán hay không…
Việc bổ sung trách nhiệm của KTNN tại Điều 10: “Thực hiện giám định tư pháp về tài chính công, tài sản công trong các vụ án tham nhũng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp” là cần thiết và phù hợp, bởi KTNN có khả năng giám định tư pháp. Việc bổ sung nhiệm vụ này sẽ đảm bảo hơn nữa tính khách quan trong hoạt động giám định. Đồng thời, cần bổ sung nhiệm vụ này của KTNN vào Luật Giám định tư pháp, quy định rõ phạm vị giám định nhưng không nên quy định KTNN chỉ giám định tư pháp đối với các vụ án tham nhũng.
THÙY ANH (ghi)