Nghỉ hưu trước năm 2018: Không phải ai cũng được lợi

(BKTO) - Do thay đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu trong Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, nhiều người laođộng sợ thiệt thòi đã tìm mọi cách lách luật để nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, theo phân tích của TS. Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên khôngphải ai nghỉ hưu trước năm 2018 đều có lợi hơn người nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi.




TS. Bùi Sỹ Lợi
Ảnh: Đ.KHOA

Thưa ông, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ ngày 01/01/2018 trở đi, cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu có thay đổi so với trước. Xin ông phân tích rõ hơn về sự thay đổi này?

- Kể từ ngày 01/01/2018 trở đi, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu có thay đổi so với nghỉ hưu trước năm 2018. Cụ thể là, thời gian đóng BHXH sẽ tăng dần để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% khi có đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam. Theo đó, mức lương hưu sẽ được tính là: lao động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi đủ 15 năm đóng BHXH bằng 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2%, tối đa không quá 75%; lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 phải có đủ 31 năm đóng BHXH thì mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Tương tự đối với các trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2019, 2020, 2021 và 2022 trở đi phải có tương ứng đủ 32-35 năm đóng BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu mới đạt 75%.

Trước sự thay đổi này, nhiều người lao động đang muốn giám định y khoa để đủ điều kiện nghỉ hưu trước năm 2018 nhằm “né” quy định mới, vì lo lắng lương hưu sẽ bị giảm. Ông bình luận như thế nào về vấn đề này?

- Không phải ai nghỉ hưu trước năm 2018 đều có lợi hơn so với người nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi. Cần lưu ý rằng, lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tỷ lệ hưởng; tiền lương đóng BHXH bình quân; thời điểm hưởng lương hưu; thời gian hưởng lương hưu…

Từ 01/01/2018, cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu có thay đổi so với nghỉ hưu trước năm 2018 nhưng chỉ tác động trực tiếp đến một số nhóm đối tượng chứ không ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng hưởng lương hưu từ năm 2018 trở đi.

Trường hợp nghỉ hưu mà chưa đủ tuổi đời theo quy định thì còn bị giảm trừ tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi (mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trừ 2% thay vì 1% như trước năm 2016). Điều đó có nghĩa là, nếu người lao động nghỉ hưu sớm trước tuổi càng nhiều thì tỷ lệ giảm trừ càng nhiều. Trong khi đó nếu tiếp tục đóng BHXH thêm 1 năm thì tỷ lệ lương hưu cũng tăng tương ứng 2%.

Những nhóm không đủ điều kiện về tuổi đời và năm tham gia BHXH, nếu về sớm thì thiệt đơn, thiệt kép. Bởi vì, mỗi một năm về hưu sớm, người lao động sẽ bị trừ 2%. Nếu ở lại làm việc, cứ thêm 1 năm thì đương nhiên được tăng 4%, có nghĩa là không bị trừ 2% mà còn được cộng thêm 2%.

Mặt khác, từ năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, tiền lương đóng BHXH cao hơn nhiều so với mức tiền lương làm căn cứ đóng như hiện nay nên lương hưu sẽ cao hơn so với trước năm 2018.

Từ những phân tích trên, theo tôi người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định về hưu trước năm 2018. Do lương hưu là chế độ người lao động được hưởng lâu dài nên nếu mức lương hưu khi bắt đầu nghỉ hưu thấp sẽ ảnh hưởng suốt cả thời gian về sau. Do đó, khi người lao động còn sức khỏe, có công việc tốt thì việc tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được nhận mức lương hưu cao sẽ đảm bảo tốt hơn thu nhập sau này.

Theo ông, cần có giải pháp gì đối với việc người lao động bằng mọi giá “chạy hồ sơ” để đủ điều kiện nghỉ hưu trước thời điểm 01/01/2018?

- Tôi cho rằng, đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan BHXH. Cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật BHXH cho người dân, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH…

Việc người lao động bằng mọi giá chạy hồ sơ để được hưởng lợi, nhất là với các trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động, Luật BHXH đã quy định rất cụ thể: Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

NGUYỄN HỒNG (thực hiện)
Cùng chuyên mục
  • Điện ảnh Việt Nam: Chờ “trái ngọt” từ xã hội hóa
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với việc hoàn tất cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam - hãng phim nhà nước cuối cùng - điện ảnh Việt Nam coi như đã được xã hội hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, để chủ trương xã hội hóa điện ảnh được thực hiện đúng hướng, góp phần nâng cao chất lượng phim Việt, các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều việc phải làm.
  • Sửa đổi Bộ luật Lao động: Tháo gỡ bất cập, vướng mắc trong thực thi
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội(Bộ LĐ-TB&XH) đang tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, DN vànhân dân để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi trình Quốc hộicho ý kiến vào Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Một trong những mục tiêu quantrọng của việc sửa đổi Bộ luật lần này là chỉnh lý, bổ sung các điều khoản nhằmtháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực thi pháp luật.
  • Cần thận trọng khi điều chuyển giáo viên dôi, dư
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hướng giải quyết tìnhtrạng dôi, dư giáo viên bằng cách cơ học như điều chuyển giáo viên phổ thông xuốngdạy mầm non mới đây là không phù hợp, nhiều chuyên gia giáo dục kiến nghị, Bộ Giáodục và Đào tạo (GD&ĐT) cần thận trọng trong việc sắp xếp lại việc làm củagiáo viên cho hợp lý, đồng thời có giải pháp không để tái diễn những bất cập nhưvừa qua.
  • Kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT: Vướng từ cơ sở y tế
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với việc ứngdụng công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin khám, chữa bệnh (KCB) BHYT đã kếtnối dữ liệu của hơn 12.000 cơ sở y tế với cơ quan BHXH để tiến hành giám địnhđiện tử. Tuy nhiên, sự thiếu trách nhiệm trong liên thông, cập nhật dữ liệu củacác cơ sở y tế đang ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực tin học hóa quản lý KCB BHYT
  • 42 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2017): Sống lại những ký ức  hào hùng
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Là một trong những chứng nhân lịch sử vào thời khắc đặc biệt của dân tộc - ngày miền Nam được giải phóng và phát đi những tiếng nói đầu tiên thông báo về sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn, trong không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái (nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1963-1964) đã trải lòng với Báo Kiểm toán những cảm xúc không thể nào quên trong cuộc đời ông.
Nghỉ hưu trước năm 2018: Không phải ai cũng được lợi