Những dấu hiệu bất ổn mới của nền kinh tế Trung Quốc

(BKTO) - Nền kinh tế Trung Quốc đã bộc lộ thêm những dấu hiệu bất ổn mới trong tháng Bảy, với sản lượng tại các nhà máy của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua, trong khi đầu tư và doanh số bán lẻ sụt giảm.




Chiến thương mại Mỹ-Trungđược coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của nền kinh tế Trung Quốc-Ảnh minh họa

Ngày 14/8, Cục Thống kê quốc gia (NSB) Trung Quốc công bố dữ liệu chính thức cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc- một chỉ số kinh tế quan trọng- trong tháng Bảy tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 1,5% so với mức được ghi nhận trong tháng Sáu. Sản lượng công nghiệp trong 7 tháng năm nay tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 6% trong nửa đầu năm nay.

Cũng theo NSB, doanh số bán lẻ trong tháng Bảy tăng 7,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% trong tháng Sáu. Đầu tư tài sản cố định trong 7 tháng đầu năm tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 5,8% trong giai đoạn từ tháng 1-6/2019.

Đây là những số liệu mới nhất cho thấy tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng như nhu cầu toàn cầu sụt giảm đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 2/2019 chỉ tăng 6,2%, mức thấp nhất trong gần 30 năm.

Người phát ngôn của NSB, bà Liu Aihua nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố nền tảng cho sự tăng trưởng vững mạnh trong bối cảnh môi trường bên ngoài phức tạp cùng với áp lực gia tăng kéo nền kinh tế trong nước đi xuống.

Để đối phó với sức ép kinh tế đi xuống, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai kế hoạch giảm thuế quy mô lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời tiếp tục giảm thuế thu nhập cá nhân. Trong nửa đầu năm 2019, các khoản giảm thuế đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Trung Quốc tiết kiệm 116,4 tỷ nhân dân tệ.

ĐÔNG SƠN (tổng hợp)
Cùng chuyên mục
  • Thường vụ Quốc hội cân nhắc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tăng giờ làm thêm và tăng tuổi nghỉ hưu là 2 nội dung lớn, gây tác động đến hơn 50 triệu lao động cũng như đối tượng sử dụng lao động, nhận được nhiều ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  • Thủ tướng kiểm tra công tác tu bổ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý Lăng cần phối hợp với Hà Nội và các cơ quan chức năng, bảo đảm an toàn tuyệt đối khu vực Lăng Bác; chủ động trong mọi tình huống phải có phương án xử lý tốt nhất.
  • Rà soát, đánh giá hiệu quả của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 13/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013- 2018”. Trên cơ sở kết quả giám sát và kiến nghị của Đoàn giám sát, nhiều ý kiến trong UBTVQH đề nghị, Chính phủ cần rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ này, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình kế hoạch sắp xếp lại hoặc bãi bỏ các quỹ hoạt động không hiệu quả.
  • “Vốn ít thì tập trung vào cái gì then chốt nhất”
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về vấn đề phân bổ 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư công và tín dụng để đầu tư tuyến cao tốc Hữu nghị- Chi Lăng và Đồng Đăng (Lạng Sơn)- Trà Lĩnh (Cao Bằng), chiều 13/8 tại Hà Nội.
  • Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 12/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
Những dấu hiệu bất ổn mới của nền kinh tế Trung Quốc