Phát triển làng nghề và các sản phẩm truyền thống theo hướng bền vững

(BKTO) - Hà Nam có 7/58 làng nghề có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt hạng 3 sao trở lên; 16/58 làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

hn-1.jpg
Bánh đa nem làng Chều vẫn giữ cách làm và hương vị truyền thống.

Tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn

Tỉnh Hà Nam có 58 làng nghề được công nhận đang hoạt động, bao gồm 32 làng nghề truyền thống, 26 làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề đa dạng, chất lượng ngày càng được cải thiện, có sức hấp dẫn khách hàng trong và ngoài nước. Điển hình như: mây tre đan Ngọc Động, dệt Đại Hoàng, trống Đọi Tam, sừng mỹ nghệ Đô Hai, rượu Vọc, bánh đa nem làng Chều, lụa Nha Xá, hàng thêu ren Thanh Hà, gốm sứ Quyết Thành…

Thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam năm 2024-2025 và Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian qua, UBND tỉnh và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì, phát triển làng nghề, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và phát triển làng nghề theo hướng bền vững.

Nhiều chương trình, chính sách được triển khai hiệu quả như: Hỗ trợ các làng nghề tham gia Chương trình OCOP; phát triển làng nghề gắn với du lịch; bình xét, công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở làng nghề ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất; đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm làng nghề; hỗ trợ các cơ sở giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ; quan tâm công tác đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề…

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Số doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề liên tục tăng góp phần quan trọng trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Hiện nay, các làng nghề đang có 7.400 cơ sở sản xuất, kinh doanh, gồm trên 7.300 hộ gia đình, trên 130 doanh nghiệp, hợp tác xã.

Năm 2024, tổng doanh thu năm của các làng nghề ước đạt trên 2.589 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 18.200 lao động với thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng. Cũng trong năm 2024, Hà Nam đã công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cho 31 người; công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cho 9 sản phẩm của 4 làng nghề.

Triển khai nhiều chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề

Theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề được công nhận phải đạt cả 3 tiêu chí: có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận; đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định. Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định.

Kết quả kiểm tra, rà soát cho thấy, đến hết năm 2024, trong tổng số 58 làng nghề còn duy trì hoạt động của Hà Nam, chỉ có 29 làng nghề bảo đảm cả 3 tiêu chí làng nghề; 25 làng nghề bảo đảm 2 tiêu chí làng nghề (chiếm 43,1%); 4 làng nghề chỉ đảm bảo 1 tiêu chí (chiếm 6,9%). 50/58 làng nghề bảo đảm tiêu chí về tỷ lệ số hộ trên địa bàn tham gia làm nghề; 58/58 làng nghề bảo đảm tiêu chí về hiệu quả sản xuất, kinh doanh; 32/58 làng nghề bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Thực tế, số hộ dân và lực lượng lao động tham gia học nghề, làm nghề truyền thống ngày càng giảm. Các làng nghề đang rất khó thu hút lao động trẻ, khó khăn trong việc duy trì tiêu chí về số hộ tham gia làm nghề. Ngoài ra, nhiều làng nghề cũng chưa bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường, các hộ kinh doanh chưa đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sản xuất, không có các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo quy định nên thải trực tiếp ra môi trường.

Để bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, thời gian tới, các địa phương và ngành chức năng trong tỉnh xác định chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển ngành nghề nông thôn, công tác bảo tồn, phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề.

Cùng với đó, rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; hỗ trợ cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tại làng nghề xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, bộ phận nhận diện thương hiệu các sản phẩm làng nghề; xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến.

Việc đổi mới phương thức kinh doanh, kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử mang lại nhiều lợi nhuận và sức sống mới cho làng nghề truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhất là qua kênh thương mại điện tử, hàng năm, Sở Công thương triển khai đề án hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc trưng của tỉnh; xây dựng phần mềm bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân bảo vệ thương hiệu, uy tín, giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất ứng dụng các bộ giải pháp hoàn tất đơn hàng, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử./.

Cùng chuyên mục
  • Nam Định: Quyết tâm tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10,5% trở lên
    14 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế có mức tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2025, tỉnh Nam Định tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và đảm bảo phát triển bền vững, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10,5% trở lên trong năm 2025.
  • Mộc Châu nỗ lực nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    14 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 60,69% dân số, huyện Mộc Châu (Sơn La) luôn xác định công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn thể các tầng lớp nhân dân.
  • Tập đoàn Flamingo khởi công Khu nghỉ dưỡng quốc tế 6 sao tại Thái Nguyên
    15 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Tập đoàn Flamingo vừa chính thức khởi công Dự án Khu nghỉ dưỡng quốc tế Flamingo Majestic Island Resort tại xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Dự án hứa hẹn sẽ mang đến sự chuyển mình mạnh mẽ, đưa hồ Núi Cốc trở thành biểu tượng nghỉ dưỡng hàng đầu miền Bắc, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch Thái Nguyên trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
  • Hà Tĩnh: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
    15 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu cả hệ thống chính trị quán triệt xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên, xác định mục tiêu tỉnh hoàn thành xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
  • Đề xuất đầu tư 11.000 tỷ đồng nâng cấp sân bay Chu Lai
    16 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam vừa có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai Dự án nâng cấp sân bay Chu Lai theo hình thức PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư) với tổng mức đầu tư 11.000 tỷ đồng.
Phát triển làng nghề và các sản phẩm truyền thống theo hướng bền vững