Phát triển nguồn nhân lực: Đột phá chiến lược, nâng tầm đội ngũ

(BKTO) - Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn đặc biệt chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, coi đây là trụ cột quyết định sự thành bại trong tiến trình phát triển. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ KTNN xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược, là “chìa khóa then chốt” gia tăng giá trị và hình ảnh của Ngành.

10-1-_z6779553464865_75efde28a6fd0b5c34f982ca5160e0fe.jpg
Công tác phát triển nguồn nhân lực luôn là trục xuyên suốt trong các chiến lược phát triển của KTNN theo từng giai đoạn. Ảnh: TL

Mục tiêu xuyên suốt tiến trình phát triển

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn được khẳng định nhất quán, xuyên suốt trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng. Cùng với hoàn thiện thể chế và xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là một trong ba đột phá chiến lược góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, “muôn việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém” và tư tưởng của Đảng, KTNN ngay từ những ngày đầu thành lập đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác cán bộ.

Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Ngọc Son - một trong những cán bộ thế hệ đầu tiên - từng chia sẻ: Ngay từ khi thành lập, KTNN đã chủ trương tuyển chọn đến đâu thì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đến đó. “Điều đặc biệt là công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luôn song hành với giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên, kiểm toán viên” - ông Hà Ngọc Son nhấn mạnh.

Tiếp nối truyền thống được đặt nền móng từ thế hệ lãnh đạo đầu tiên, các thế hệ lãnh đạo KTNN sau này đều quan tâm sâu sắc đến công tác cán bộ, từ tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng đến đề bạt, luân chuyển. Trong đó, việc đào tạo, bồi dưỡng gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được Đảng ủy và lãnh đạo KTNN chú trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức, kiểm toán viên (KTV)...

Suốt 31 năm xây dựng và trưởng thành, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn là trục xuyên suốt trong các chiến lược phát triển của KTNN theo từng giai đoạn. Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 tiếp tục khẳng định nguồn nhân lực là một trong ba trụ cột quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ then chốt được Đảng ủy KTNN chỉ đạo sát sao qua nhiều nhiệm kỳ.

Minh chứng rõ nét là trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy KTNN đã ban hành Đề án “Lãnh đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của KTNN”. Tiếp đó, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 89-NQ/ĐU về “Lãnh đạo hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2020-2025” được ban hành, là một trong bốn nghị quyết chuyên đề toàn khóa.

Triển khai Nghị quyết 89, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng ủy KTNN đã chỉ đạo việc xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đáng lưu ý, lần đầu tiên, KTNN đã xây dựng quy định đánh giá và hệ thống ngân hàng câu hỏi phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán. KTNN là cơ quan tiên phong tổ chức sát hạch định kỳ hằng năm đối với công chức, KTV.

Đột phá phát triển nguồn nhân lực trong nhiệm kỳ mới

Bước vào nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ KTNN đối diện nhiều thuận lợi song cũng không ít thách thức. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị đang diễn ra quyết liệt; chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh; yêu cầu đổi mới công tác lập pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đặt ra nhiều đòi hỏi mới.

10-2-_z6779553924809_65e9a03a79460920d19bdc38e1029859.jpg
Công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ tiếp tục tạo nền tảng vững chắc cho KTNN hoàn thành sứ mệnh là công cụ quan trọng, hiệu lực của Đảng và Nhà nước trong giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ảnh: H.THÀNH

Để hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh đó, KTNN cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có quy mô hợp lý, giỏi nghiệp vụ, vững vàng đạo đức. Đây cũng là tâm huyết của nhiều thế hệ đi trước. Nguyên Tổng Kiểm toán nhà nước Đỗ Bình Dương từng chia sẻ: “Trong bối cảnh công nghệ phát triển, KTNN phải có được đội ngũ KTV giỏi công nghệ thông tin để kiểm toán trên môi trường số”.

Gắn bó với Ngành từ những ngày đầu thành lập, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II Lê Đình Thăng bày tỏ mong muốn công tác đào tạo tiếp tục bám sát phương châm “3K”: Kiến thức - Kinh nghiệm - Kỹ năng.

Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ KTNN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2025-2030) xác định rõ một trong ba đột phá chiến lược là: “Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với tinh giản biên chế và tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW”. Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN cũng đã thống nhất ban hành nghị quyết chuyên đề toàn khóa về nội dung này. Điều đó cho thấy sự nhất quán, kế thừa, phát triển trong tư duy chiến lược của Đảng bộ, đồng thời khẳng định quyết tâm cao trong hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra.

Để triển khai hiệu quả đột phá chiến lược, KTNN sẽ đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá sẽ dựa trên nền tảng công nghệ, dữ liệu số, kết hợp giữa chỉ số hiệu suất công việc (KPI) và các kết quả định lượng theo vị trí việc làm.

TS. Hoàng Phú Thọ - Vụ trưởng Vụ Pháp chế KTNN - cho biết: “Hệ thống KPI sẽ được nghiên cứu với các tiêu chí khách quan, minh bạch, bảo đảm chọn lựa và phát triển được đội ngũ thực sự chất lượng”.

Cùng với đó, KTNN sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo để phù hợp với từng vị trí việc làm. Đồng thời, nghiên cứu cập nhật và vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm quốc tế, hướng dẫn nghề nghiệp vào điều kiện thực tiễn trong nước; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, am hiểu pháp luật, thông thạo công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động kiểm toán.

Tất cả các nội dung này đã được cụ thể hóa trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2026-2030 vừa được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.

Có thể khẳng định, với sự quyết tâm cao, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy và lãnh đạo KTNN, cùng hệ thống giải pháp đồng bộ và quyết liệt, công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ tiếp tục tạo nền tảng vững chắc cho KTNN hoàn thành sứ mệnh là công cụ quan trọng, hiệu lực của Đảng và Nhà nước trong giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày càng hiệu quả./.

Cùng chuyên mục
  • Kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
    9 giờ trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong nhiệm kỳ 2020-2025, công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng bộ Kiểm toán nhà nước (KTNN) không ngừng được quan tâm, đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Đặc biệt, việc đổi mới phương thức kiểm tra, tăng cường chiều sâu và hiệu lực thực hiện đã mang lại những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Phóng viên Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy KTNN - về kết quả đạt được và định hướng trong thời gian tới.
  • Tuổi trẻ Kiểm toán nhà nước: Niềm tự hào và khát vọng cống hiến
    9 giờ trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Dù mới bước vào nghề được đôi năm hay đã gắn bó hơn một thập kỷ, điều đọng lại sâu sắc nhất trong trái tim mỗi kiểm toán viên (KTV) Kiểm toán nhà nước (KTNN) vẫn luôn là niềm tự hào được khoác lên mình màu áo nghề - một nghề gắn liền với trách nhiệm, khát vọng cống hiến và hành trình nỗ lực bền bỉ không ngơi nghỉ. Đó là hành trình tìm kiếm giá trị chân thực cho từng đơn vị được kiểm toán, và cao hơn nữa, là đóng góp vào sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững cho đất nước, cho đời sống dân sinh.
  • Kiểm toán nhà nước: Chủ động thích ứng với mô hình chính quyền hai cấp
    12 giờ trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Việc chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp và các quy định mới trong Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV đang đặt ra yêu cầu tất yếu về đổi mới tổ chức kiểm toán ngân sách. Trước bước chuyển mang tính đột phá này, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án kiểm toán phù hợp, trong đó có kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP), nhằm thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới.
  • Kiểm toán nhà nước định hướng phát triển đột phá góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới
    13 giờ trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trải qua 31 năm xây dựng và phát triển (11/7/1994 - 11/7/2025), Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã trưởng thành vững mạnh. Nối tiếp truyền thống vẻ vang, tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động KTNN đang nỗ lực tạo dựng thêm những thành tựu mới bằng nhiều giải pháp đột phá, giúp khẳng định vai trò, vị thế đặc biệt của Ngành trong siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gia tăng hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nâng cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường trong kỷ nguyên mới…
  • Khai giảng Khóa bồi dưỡng “Kiến thức và kỹ năng đối ngoại”
    4 ngày trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sáng 03/7, Kiểm toán nhà nước (KTNN) phối hợp với Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ khai giảng Khóa bồi dưỡng “Kiến thức và kỹ năng đối ngoại” dành cho công chức, viên chức làm công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của KTNN.
Phát triển nguồn nhân lực: Đột phá chiến lược, nâng tầm đội ngũ