Báo cáo do Phó Tổng KTNN Việt Nam Đoàn Xuân Tiên - đại diện cho KTNN Việt Nam trình bày ngay sau khi Đại hội ASOSAI 14 thực hiện thành công quy trình bầu cử Ban Điều hành và Ủy ban Kiểm toán của ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021. Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 là một nội dung nghị sự quan trọng trong khuôn khổ Đại hội ASOSAI 14.
Ban Điều hành Phiên họp toàn thể lần thứ hai - Ảnh: Lê Hoà
Sau khi tóm lược toàn bộ nội dung trao đổi, thảo luận tại các phiên của Hội nghị chuyên đề lần thứ 7, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên đã nêu rõ một số đề xuất của Hội nghị.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên - đại diện KTNN Việt Nam báo cáo kết quả Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 - Ảnh: Ban tổ chức
Hai là, thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, phổ biến các thông lệ tốt giữa các SAI thành viên trong cộng đồng ASOSAI nhằm tăng cường năng lực cho các SAI về kiểm toán môi trường.
Ba là, tăng cường áp dụng các phương pháp kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ dữ liệu lớn (Big DATA) vào kiểm toán nhằm tận dụng tối đa hệ thống thông tin, kỹ thuật... cho kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững
Bốn là, đẩy mạnh kiểm toán môi trường trên cả 3 loại hình kiểm toán (kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính) nhằm đánh giá một cách toàn diện công tác quản lý, sử dụng nguồn lực, trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (SDG) từ quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện, giám sát việc thực hiện và báo cáo tiến độ thực hiện kiểm toán.
Quang cảnh phiên họp - Ảnh: Ban tổ chức
Tăng cường hợp tác về chuyên môn với các tổ chức bên ngoài như: Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường của Tổ chức quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI WGEA), các cơ quan của Liên Hợp quốc như Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc cũng như Ủy ban của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững…
Kết luận báo cáo nêu rõ: Hội nghị chuyên đề ASOSAI lần thứ 7 “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” đã giúp cho các SAI thành viên có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề mang tính thời sự và tìm ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả để việc thực hiện kiểm toán đạt được thành công các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường tại từng quốc gia, khu vực và trên thế giới. Việc thực hiện toàn diện và hiệu quả các giải pháp, đề xuất và sáng kiến đưa ra tại Hội nghị cũng thể hiện sự quyết tâm thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Hà Nội của các SAI thành viên ASOSAI.