Quy định cụ thể, rõ ràng điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

(BKTO) - Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, tại phiên thảo luận tổ chiều 03/6, các đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể hơn các tiêu chí, điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo từng phương thức cấp phép.



                
   

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Ảnh: quochoi.vn

   

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật sửa đổiquy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp thông qua đấu giá để làm rõ DN nhận chuyển nhượng phải kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức chuyển nhượng với điều kiện bảo đảm tổng độ rộng băng tần sau khi nhận chuyển nhượng không vượt quá giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng.

Quy định về băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển cũng được sửa đổi để làm rõ các phương thức. Theo đó, có thể đấu giá, thi tuyển đối với băng tần có giá trị thương mại cao (bao gồm nhưng không giới hạn băng tần được sử dụng để thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất công cộng);

Với kênh tần số có giá trị thương mại cao nhu cầu vượt quá khả năng phân bổ xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện sẽ ưu tiên đấu giá, chỉ thi tuyển khi cần phủ sóng công nghệ mới trên diện rộng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc khi cần có yếu tố mới thúc đẩy cạnh tranh cho hoạt động viễn thông.

Các tổ chức đề nghị cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc khi được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần phải có cam kết triển khai mạng viễn thông và nộp tiền bảo đảm thực hiện cam kết này; khi vi phạm cam kết thì bị đình chỉ có thời hạn một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, hoặc bị thu hồi giấy phép, nhằm bảo đảm tần số được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển viễn thông của Nhà nước...

Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, cần làm rõ, cụ thể hơn các tiêu chí, điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo từng phương thức cấp phép, đặc biệt là phương thức cấp giấy phép trực tiếp.

“Việc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là phương thức công khai, minh bạch, công bằng và được nhiều nước trên thế giới lựa chọn áp dụng. Phương thức này đã được quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 và Luật Đấu giá tài sản năm 2016, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được triển khai trên thực tế” - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết.

Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình lý do trong 13 năm qua không thực hiện được quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo Luật hiện hành; đồng thời nhấn mạnh mục tiêu bảo đảm tính khả thi của việc sửa đổi, bổ sung các quy định này trong dự thảo Luật nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định các tiêu chí, điều kiện của băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển; quy định rõ những trường hợp nào phải đấu giá, những trường hợp nào phải thi tuyển.

Tại phiên thảo luận tổ, vấn đề cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cũng được nhiều đại biểu quan tâm.
                
   

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án LuậtTần số vô tuyến điện. Ảnh: daibieunhandan.vn

   

Tán thành quan điểm của cơ quan thẩm tra, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Đoàn Bắc Ninh) nêu rõ, đối với cấp giấy phép trực tiếp, phương thức này rút gọn hơn nhiều so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, dự thảo Luật lần này sửa đổi toàn diện Điều 18 nhưng không nêu phương thức cấp giấy phép trực tiếp như thế nào.

Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn, xác định có giá trị thương mại cao là như thế nào, trường hợp nào đấu giá, trường hợp nào thi tuyển?

Theo đại biểu, đa phần các DN đều đề xuất hình thức thi tuyển, thay vì đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, quy định trong dự thảo Luật lại chủ yếu là đấu giá. Trong khi đó, Luật Tần số vô tuyến điện đã thi hành được hơn 13 năm, đến nay chưa có trường hợp nào thực hiện được đấu giá.

"Đề nghị ban soạn thảo cân nhắc, thận trọng vì qua tổng kết chưa trường hợp nào thực hiện được quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, nếu quy định đấu giá như dự thảo Luật thì có phù hợp với thực tiễn hay không?" - đại biểu đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh, dù lựa chọn phương thức nào cũng phải hướng tới mục tiêu giảm lãng phí tài nguyên quốc gia.

Đại biểu Lê Thành Long (Đoàn Kiên Giang) cũng đề nghị, dự thảo Luật cần phân định rạch ròi, dễ hiểu; làm rõ khi nào đấu giá, khi nào thi tuyển. Đồng thời, bổ sung quy định về các tiêu chí, điều kiện của băng tần hoặc tần số được đấu giá hoặc thi tuyển.

Về thẩm quyền quyết định đấu giá băng tần, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn Hà Giang) đề nghị, băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không nên quy định cho Bộ Thông tin và Truyền thông như trong dự thảo Luật, nhằm bảo đảm tính trách nhiệm, chặt chẽ và tương xứng với thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo tính chất đặc thù của hoạt động dầu khí
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) – Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) cần nghiên cứu, xây dựng quy trình áp dụng cơ chế ưu đãi một cách linh hoạt, phù hợp với từng mục tiêu, dự án cụ thể và từng nhà đầu tư, nhằm tăng tính hấp dẫn và thu hút nguồn lực đầu tư cho hoạt động khai thác dầu khí. Đây là nội dung được đại biểu Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ chiều 03/6.
  • Rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) –Việc phê chuẩn quyết toán NSNN chậm như hiện nay, sau 18 tháng kết thúc niên độ NSNN làm giảm hiệu lực, hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn lực NSNN – đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà phát biểu tại phiên thảo luận về quyết toán NSNN năm 2020, diễn ra chiều 02/6.
  • Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chiều 02/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Trung tướng Khamlieng Outhakaysone - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Lào và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao QĐND Lào - đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
  • Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông giữa Việt Nam với Lào và trong tiểu vùng Mekong
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh đề nghị này khi tiếp đồng chí Khamphan Phommaphat - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chống tham nhũng Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào - sang thăm, làm việc và trao đổi hợp tác với Thanh tra Chính phủ Việt Nam, chiều 01/6, tại trụ sở Chính phủ.
  • Mỹ lạc quan về đà tăng trưởng kinh tế
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO)- Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 01/6 nhận định nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn duy trì đà tăng trưởng vững chắc, ngay cả khi các công ty của nước này đối mặt với tình trạng thiếu nhân công, giá cả leo thang. Với tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, Chính phủ Mỹ đang tìm mọi biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng cũng tránh để nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Quy định cụ thể, rõ ràng điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện