Quy định mới về tổ hợp tác

(BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 và thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP.



                
   

Ảnh minh họa

   
Theo quy định, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác có quyền: Tên riêng; Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan; Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Nghị định nêu rõ, để trở thành thành viên của tổ hợp tác, các thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau: Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan; Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác; Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác; Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác; Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ tổ hợp tác bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau: Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; Mục đích hợp tác đã đạt được; Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan; Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.

ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • Xếp hạng Top 10 công ty bán lẻ uy tín nhất Việt Nam
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo kết quả công bố ngày 10/10 của Vietnam Report, Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce (sở hữu hệ thống VinMart, VinMart ) và Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (gắn liền với thương hiệu Thế giới di động, Điện máy xanh) là hai doanh nghiệp dẫn đầu trong Bảng xếp hạng: Top 10 công ty bán lẻ uy tín nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị và Top 10 công ty bán lẻ uy tín nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc năm 2019.
  • Hà Nội “ ngộp thở” bởi chung cư, cao ốc.
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Báo cáo mới đây về việc thi hành Luật Thủ đô của Chính phủ, Thủ đô Hà Nội đang bị “ngộp thở” do mật độ dày đặc các chung cư, cao ốc. Ở những khu vực nội đô, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng, tạo thêm áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành Hà Nội.
  • Doanh nghiệp thực phẩm- đồ uống cần thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Ngành thực phẩm và đồ uống là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ 02 trong số các ngành hàng kinh tế Việt Nam. Theo dự báo, ngành này sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm nhờ thu nhập người dân cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn sẽ chiếm lĩnh thị hiếu tiêu dùng.
  • Việt Nam tăng bậc nhiều nhất về năng lực cạnh tranh
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu vừa được WEF công bố, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế năm nay, mức tăng 10 bậc của Việt Nam là nhiều nhất và cũng là duy nhất trên thế giới
  • Doanh nghiệp thực phẩm- đồ uống cần thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngành thực phẩm và đồ uống là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ 02 trong số các ngành hàng kinh tế Việt Nam. Theo dự báo, ngành này sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm nhờ thu nhập người dân cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn sẽ chiếm lĩnh thị hiếu tiêu dùng.
Quy định mới về tổ hợp tác