Tài chính xanh và tài chính xã hội góp phần thúc đẩy phục hồi bền vững

(BKTO) - Tài chính xanh và tài chính xã hội phải được quan tâm, khích lệ nhằm đảm bảo rằng sự phục hồi của châu Á - Thái Bình Dương sau đại dịch COVID-19 mang tính bao trùm, kiên trì và bền vững.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn internet

   

Đó là thông điệp của Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2021 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 28/4.

Theo Báo cáo, Chính phủ các nước phải áp dụng các chính sách hỗ trợ sự phát triển của tài chính xã hội và tài chính xanh - công cụ tài chính được thiết kế để thúc đẩy các mục tiêu môi trường và xã hội.

Báo cáo kêu gọi Chính phủ các nước sử dụng các biện pháp tài khóa, luật pháp và quy định để đẩy nhanh sự phát triển của tài chính xanh và tài chính xã hội. Các quy định thực thi tiêu chuẩn về công bố thông tin và đo lường tác động có thể góp phần đảm bảo tài chính xanh và tài chính xã hội thực sự hiệu quả, bền vững và có sức thu hút, đặc biệt là đối với khu vực tư nhân.

“COVID-19 làm cho người nghèo bị ảnh hưởng nhiều hơn nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội để gây dựng lại tốt hơn”, Kinh tế trưởng của ADB - ông Yasuyki Sawada - nhấn mạnh.

Cũng theo ông Yasuyki Sawada, cuộc “cài đặt vĩ đại” này đòi hỏi đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực môi trường và xã hội như y tế và giáo dục. Điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua những nỗ lực phối hợp giữa chính quyền khu vực và DN, đặc biệt khi nguồn thu của Chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Chính phủ cần tăng cường hạ tầng thị trường và hệ sinh thái cho tài chính xanh và tài chính xã hội để xu hướng này có thể phát triển năng động, góp phần phục hồi một cách bền vững và bao trùm.

Tài chính xanh và tài chính xã hội đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt trong khu vực tư nhân. Thay đổi ưu tiên của DN hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng. Hơn 30 nghìn tỷ USD, tương đương 1/3 tài sản toàn cầu hiện nay đang được quản lý cùng với những cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị. DN sử dụng tài chính xanh và tài chính xã hội để phòng ngừa các rủi ro đe dọa tính bền vững, thu hút các “nhà đầu tư kiên nhẫn” và xây dựng năng lực chống chịu kiên cường hơn trước các cú sốc.

Mặc dù các nền kinh tế có thu nhập cao vẫn thống lĩnh thị trường nhưng khu vực châu Á đang phát triển lại đang dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi trên thị trường trái phiếu xanh, xã hội và bền vững.

Báo cáo cũng chỉ ra tài chính xanh và tài chính xã hội mang lại những lợi ích cho nhà đầu tư, DN và xã hội. Bằng chứng cho thấy các DN sử dụng tài chính xanh có giá trị cổ phiếu tốt hơn và khả năng chống chịu tốt hơn trong đại dịch. Các nhà phát hành trái phiếu xanh châu Á cũng cải thiện điểm số hiệu quả môi trường trung bình hơn 30% trong 2 năm sau khi phát hành trái phiếu. Các thành phố phát hành trái phiếu xanh hơn cũng ghi nhận cải thiện đáng kể về chất lượng không khí, mang lại lợi ích to lớn hơn cho sức khỏe.

Một số công cụ tài chính có thể thúc đẩy phục hồi xanh và bao trùm bao gồm: các gói kích thích kinh tế, tài chính vi mô và định giá các-bon. Các cơ chế tài trợ sáng tạo như trái phiếu góp phần kết nối nguồn vốn của khu vực tư nhân với các chương trình xã hội.

Theo Báo cáo, các ngân hàng phát triển đa phương như ADB cũng có thể góp phần tăng cường phát triển tài chính xanh và tài chính xã hội. Điều này được thực hiện thông qua tài trợ trực tiếp và làm xúc tác cho nguồn vốn từ các nguồn nhà nước và tư nhân thông qua tài trợ hỗn hợp, tăng cường tín dụng, bảo lãnh vốn vay và các công cụ sáng tạo khác.

Các ngân hàng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường cơ sở hạ tầng thị trường và hệ sinh thái, chính sách của Chính phủ, cải thiện kiến thức và năng lực ở nền kinh tế đang phát triển./.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • PV GAS tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão năm 2021
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 theo Chỉ thị số 05/CT-BCT ngày 6/4/2021 của Bộ Công Thương, bước vào mùa mưa bão, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) yêu cầu các đơn vị trực thuộc và thành viên đẩy mạnh triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
  • 6.398 tỷ đồng đầu tư Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 27/04, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Nhà thầu: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Công ty Cổ phần LILAMA 10 đã ký kết Hợp đồng Gói thầu 37 (XL-05) - “Thi công xây lắp công trình Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng”.
  • Vinh danh các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chiều 27/4, tại Hà Nội, Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST 500) và Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng năm 2021 đã được vinh danh và trao chứng nhận của Ban tổ chức.
  • Năm 2020: ADB hỗ trợ 31,6 tỷ USD cho châu Á - Thái Bình Dương
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết mức kỷ lục 31,6 tỷ USD trong năm 2020 để hỗ trợ châu Á - Thái Bình Dương ngăn chặn COVID-19, phục hồi xanh và bền vững sau đại dịch cũng như giải quyết những thách thức phát triển dài hạn hơn.
  • 5 cấp độ rủi ro thiên tai
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
Tài chính xanh và tài chính xã hội góp phần thúc đẩy phục hồi bền vững