Tân Trào ngày ấy… bây giờ

(BKTO) - Trong cái lạnh của buổi chiềuđông cuối năm, lần theo những câu thơ thấm đượm ân tình thủa nào “Mình đi mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng Thái,mái đình, cây đa”, chúng tôi về với xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) - vùng đất linh thiêng cội nguồn cách mạng. Tân Trào hôm nay đã trở thànhmột trong những xã điểm của toàn quốc về xây dựng nông thôn mới. Thếnhưng, bên những di tích còn mãi với thời gian, vẫnthấy đâu đây Tân Trào của những ngày cách mạng, nơi đã diễn ra Quốc dân Đạihội, trang trọng và hào hùng.




Hướng dẫn viên Khu di tích Tân Trào giới thiệu với phóng viên Báo Kiểm toán (bên trái) về Đình Tân Trào nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào lịch sử

Ký ức Tân Trào

Trong trang phục truyền thống của thiếu nữ Việt Bắc cùng chất giọng mượt mà, sâu lắng, cô hướng dẫn viên trẻ người Tày của Khu di tích Tân Trào như đưa chúng tôi sống lại những khoảnh khắc lịch sử của dân tộc. Những lán Nà Nưa, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… dù qua bao năm tháng vẫn giữ riêng cho mình những dấu ấn khó phai của một thời kháng Nhật, cứu quốc.

Bên lán Nà Nưa, chúng tôi kính cẩn thắp nén tâm nhang tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. Căn lán đơn sơ, giản dị là nơi Bác đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Dưới căn lán này, những bữa cơm của Bác chỉ có măng rừng chấm muối và chan nước chè xanh; lại cộng thêm muỗi, vắt “hoành hành” đêm ngày. Giữa lúc tình hình trong nước và quốc tế có lợi cho cách mạng Việt Nam (tháng 7/1945), Bác đã ốm nặng. Bác sốt liên miên, lúc tỉnh lúc mê. Cứ tỉnh dậy sau một cơn sốt dài, Bác lại dặn dò đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lời của Bác giữa lúc lâm trọng bệnh đã trở thành bất hủ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”.

Đi tới đâu trên mảnh đất Tân Trào, đều thấy lắng lại trong lòng những câu chuyện cảm động về Bác. Ở tuổi 79, ông Hoàng Ngọc vẫn không quên lần đầu tiên được gặp Bác trong lúc cùng bạn bè đánh khăng ở đầu làng. Đôi mắt Bác giống như hai vì sao nhìn các cháu nhi đồng trìu mến, Bác ân cần thăm hỏi và căn dặn: “Cách mạng về bản, có thầy có trường, các cháu đi học nhé.”

Niềm vinh dự lớn lao trong cuộc đời ông Hoàng Ngọc là được đại diện cho nhi đồng cứu quốc tham gia đoàn đại biểu của làng Kim Long (nay là thôn Tân Lập) tới chúc mừng Quốc dân Đại hội (diễn ra tại đình Tân Trào trong 2 ngày 16 và 17/8/1945). Đến tận bây giờ, ông vẫn nhớ mãi hơi ấm từ bàn tay Bác đặt trên đầu con trẻ, nhớ lời Người trước Quốc dân Đại hội: “Chúng ta phải làm sao cho các cháu có cơm ăn, áo mặc, được học hành.” Nghe câu nói ấy, trái tim ông - trái tim của cậu bé tuy mới ở tuổi nhi đồng nhưng đã nguyện sắt son một lòng theo Đảng, theo cách mạng, tiếp bước cha anh, sẵn sàng ra chiến trận đến khi hết giặc mới trở về. Mấy mươi năm đã trôi qua, cậu bé Ngọc ngày nào giờ đã trở thành một cựu chiến binh với vô số huân chương, huy chương trên ngực. Giữa đình Tân Trào hôm nay, phiến đá thề vẫn còn đó. Bên phiến đá này năm xưa, trong không khí trang trọng của Đại hội Quốc dân, Bác đã đọc lời tuyên thệ, kêu gọi đồng bào nhất tề đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền.

Đổi thay trên quê hương cách mạng

Đã hơn 70 năm kể từ ngày diễn ra Quốc dân Đại hội trên quê hương cách mạng. Đến Tân Trào hôm nay, lòng du khách không chỉ có Nà Nưa, Hồng Thái - những tên gọi đã đi vào trang sử vẻ vang của dân tộc, mà đọng lại còn là hình ảnh của một vùng nông thôn mới đầy khởi sắc.

Còn nhớ, cách đây vài năm, khi chưa có phong trào xây dựng nông thôn mới, Tân Trào chỉ có 27% tỷ lệ đường giao thông được kiên cố hóa, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 8,6 triệu đồng/người/năm. Vậy mà, chỉ sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện các Ban ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang, Tân Trào đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,6 triệu đồng/người/năm, tăng gần gấp 3 lần so với trước đây. Từ kết quả này, nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới đã được Chủ tịch UBND xã Tân Trào Trần Đức Hạnh chia sẻ. Một trong những bài học quan trọng được phát huy từ tinh thần của Quốc dân Đại hội đó là bài học về đoàn kết toàn dân, lấy nhân dân làm nòng cốt.

Trong ánh hoàng hôn, thôn Tân Lập - làng văn hóa tiêu biểu của xã Tân Trào thu vào tầm mắt như một bức tranh hữu tình và nên thơ. Những ngôi nhà sàn từng là nơi ở của Bác Hồ và nhiều chiến sĩ cách mạng khác như nhà ông Nguyễn Tiến Sự, ông Hoàng Trung Dân…đều đã khang trang, rộng rãi. Cứ thế bên dòng Phó Đáy hiền hòa, cuộc sống của người dân nơi đây trôi đi trong yên ả, thanh bình, tràn ngập tiếng cười và niềm vui.

Giờ đây, nhớ lại những ngày chưa có cách mạng “soi đường chỉ lối”, phải chịu cảnh “thắp đóm đi đêm”, đói rét triền miên, người Tân Trào thầm cảm ơn cách mạng. “Nhờ ơn Đảng, ơn Bác, chúng tôi đã có cơm ngon áo đẹp, con trẻ được học hành. Cuộc sống sung túc hơn gấp bao lần so với trước đây”- ông Hoàng Ngọc tâm sự.

Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Quốc hội hôm nay

Người Tân Trào từ già đến trẻ đều mang trong lòng niềm tự hào về quê hương cách mạng. Sống trong hiện tại ấm no, hạnh phúc, họ vẫn không quên lịch sử. Quốc dân Đại hội - tiền thân của Quốc hội Việt Nam ngày nay, với giá trị và ý nghĩa lịch sử sâu sắc sẽ mãi là động lực và niềm tin để mỗi người dân nơi đây cùng góp sức xây dựng quê hương.

Trở về Hà Nội sau một hành trình dài, thật hạnh phúc khi chúng tôi đã sưu tập thêm cho mình bao bài học lịch sử - những món quà tinh thần vô giá cho tuổi trẻ. Một lần nữa, lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại lễ kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào vào tháng 8/2015 lại vang lên trong tâm trí: “Tinh thần của Quốc dân Đại hội sẽ mãi mãi là bài học lịch sử quý báu cần được vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quốc hội để xây dựng một Quốc hội của dân, do dân, vì dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Có lẽ, chính bởi ý nghĩa sâu sắc trên mà không phải ngẫu nhiên Tân Trào đã trở thành tên gọi của 1 trong 2 phòng họp quan trọng nhất trong tòa nhà Quốc hội mới. Đó là Phòng họp Tân Trào - nơi diễn ra các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Tính từ khi nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay, Quốc hội Việt Nam đã tròn 70 năm lịch sử với 13 khóa. Mỗi khóa là hàng loạt kỳ họp nối dài với các chương trình nghị sự quan trọng, có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế và quyết định nhiều vấn đề trọng đại của đất nước.

Cùng với nhân dân cả nước, người Tân Trào hôm nay luôn hướng về Thủ đô, theo sát các kỳ họp và vui mừng trước sự trưởng thành của Quốc hội Việt Nam trong chiều dài lịch sử 70 năm.

Bài và ảnh: NGỌC MAI - HOÀNG LONG
Cùng chuyên mục
  • Ký ức Trường Sa qua hồi ức của một lão tướng
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh - nguyên Cục phó CụcTác chiến (Bộ Quốc phòng) là một trong những người đầu tiên được giao nhiệm vụ tiếpquản Trường Sa. Là người tham gia đặt những viên đá đầu tiên lấp biển, dựng nhàchân cao (tiền thân của nhà giàn DK1 sau này) nên ký ức về những ngày gian khổ,hào hùng và thiêng liêng nơi đầu sóng của Tổ quốc trong ông đến nay vẫn vẹnnguyên. Đặc biệt, không khí đón Tết ở Trường Sa, qua hồi ức của vị lão tướng vẫnsống động, như vừa mới diễn ra.
  • Hãy để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tối ngày 12/12/2015 (theogiờ Việt Nam), đại diện195 quốc gia và Liên minh châu Âu tham dự Hội nghị cácbên tham gia Côngước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tại Paris đã thông qua hiệp ước đầu tiên về biếnđổi khí hậu sau 2 tuần đàm phám đầy cam go, kịch tính và cũng là kết thúc 4 nămđàm phán bền bỉ.
  • Thể thao Việt Nam vươn mình tới đấu trường cao hơn
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Lần đầu tiên trong vòng nhiều năm trở lại, đoàn thểthao Việt Nam (TTVN) tham dự SEA Games 28 (Singapore) với số lượng vận độngviên (VĐV) đã được tinh giản đến mức tối thiểu (392 VĐV so với số lượng 500-700VĐV trước đây). Mặc dù tham dự ít VĐVhơn các đoàn bạn, nhưng với 73 HCV, 51HCB và 56 HCĐ, Thể thao Việt Nam vẫn vữngvàng nằm trong Top 3 toàn đoàn tại Đại hội thể thao lớn nhất khu vực Đông NamÁ.
  • Lụa Vạn Phúc: Nét đẹp văn hóa đi ra từ truyền thuyết
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/Bởi vì em mặcáo lụa Hà Đông…”. Lời hát lãng mạn trong tình khúc “Áo lụa Hà Đông” của Ngô ThụyMiên như thôi thúc tôi tìm về xứ sở của những tấm lụa đào tơ trứ danh đất KinhKỳ. Qua bao thăng trầm của thời gian, lụa Hà Đông đang tiếp tục khẳng định nétđẹp truyền thống gìn giữ từ nghìn năm trước cho tới ngày nay.
  • Xuất khẩu lao động: Giải pháp thoát nghèo hiệu quả
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Xuất khẩu laođộng (XKLĐ) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, giúp người dân cảithiện đời sống, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là tại các vùngnông thôn. Những năm qua, công tác XKLĐ được các cấp, ngành đặc biệt quan tâmvà đang có những tín hiệu tích cực.
Tân Trào ngày ấy… bây giờ