Tháo gỡ "nút thắt", đảm bảo phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa, thể thao

(BKTO) - Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực, đồng thời là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho văn hóa đã được ban hành và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

dsc_5255.jpg
Nhà văn hóa được tận dụng làm điểm giao dịch của ngân hàng chính sách. Ảnh: N.Lộc

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đầu tư cho văn hóa nói chung, thiết chế văn hóa, thể thao (VH,TT) nói riêng còn chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao... Chính vì vậy, những "nút thắt" này cần sớm được tháo gỡ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các thiết chế VH,TT trong thời gian tới.

Nhân Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có chia sẻ với Báo Kiểm toán về vấn đề này.

Là đại biểu chuyên trách và là chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, ông có thể đánh giá ra sao về hiện trạng của các thiết chế VH,TT ở nước ta hiện nay, thưa ông?

Chúng ta có ưu điểm là có một hệ thống thiết chế VH,TT được quan tâm từ khá sớm, và dần trở thành một mạng lưới từ cơ sở đến Trung ương. Tôi còn nhớ, từng có lần, một chuyên gia Hàn Quốc đến làm việc với tôi. Ông ta tỏ ra rất thú vị và có ý muốn nghiên cứu, học hỏi về cách làm thế nào Việt Nam có thể xây dựng được một hệ thống các nhà văn hóa, thư viện đến tận cấp xã để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt giải trí và học tập của người dân.

Như vậy, nhìn ở một khía cạnh tích cực, về cơ bản, chúng ta đã có hệ thống thiết chế VH,TT phục vụ cộng đồng khá đầy đủ, từ nhà văn hóa, khu thể thao tại các thôn, tổ dân phố, đến các thiết chế đặc thù như cung văn hóa... Đây là hệ thống tương đối toàn diện, giúp tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn hóa, văn nghệ gắn với đời sống văn hóa của nhân dân, đã thu hút đông đảo người dân tham gia sinh hoạt, giao lưu...

Triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2022 được tổ chức, tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra nhiều thông điệp quan trọng về phát triển văn hóa trong giai đoạn mới. Việc thực hiện tốt các chính sách đầu tư dành cho văn hóa cũng chính là nhằm cụ thể hóa sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, cử tri về phát triển văn hóa xứng tầm trong thời kỳ mới, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, đặc biệt là so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, chúng ta thấy còn có một số vấn đề, điểm nghẽn trong chính sách quản lý và sử dụng cũng như huy động nguồn lực cho các thiết chế VH,TT. Trong đó đặc biệt là những vấn đề liên quan đến ưu đãi đầu tư, thuế (như miễn, giảm thuế cho các khoản đóng góp, tài trợ…), quy định về tài trợ và hiến tặng cho các cơ sở văn hóa, việc hình thành các quỹ tín thác... hay tư duy quản lý thiết chế văn hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường, ở đó, nhu cầu thị trường buộc các thiết chế VH,TT phải thích nghi thông qua việc tập trung cho xây dựng thương hiệu, phát triển khán giả, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất...

img_1404.jpg
Tại nhiều khu dân cư hiện còn thiếu không gian VH,TT cho người dân. Ảnh: N.Lộc

Những vấn đề này đã được được các cơ quan chức năng, trong đó có Kiểm toán nhà nước nhiều lần chỉ ra qua kiểm toán. 

Hội thảo Văn hóa 2024 sẽ được tổ chức với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”. Ông đánh giá ra sao về vấn đề được thảo luận tại Hội thảo năm nay?

Có thể nói, thời gian qua, văn hóa đã nhận được sự quan tâm đặc biệt để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc. Quốc hội, với tư cách là cơ quan lập pháp cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, luôn cùng đồng hành với nhịp đập và hơi thở của cuộc sống cũng đã bám sát và cùng tháo gỡ vướng mắc. Năm 2022, chúng ta đã tổ chức rất thành công hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa. Đây là những cơ sở khoa học và thực tiễn để Quốc hội và các cơ quan liên quan tập trung giải quyết trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới.

Các thiết chế VH,TT có ý nghĩa rất quan trọng, là nơi tổ chức các hoạt động VH,TT, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị VH,TT của nhân dân, đồng thời phản ánh diện mạo văn hóa của cộng đồng, quốc gia, cho chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chính vì vậy, việc lựa chọn chủ đề tổ chức Hội thảo, theo tôi, cho thấy cách tiếp cận đúng đắn, khoa học và hiệu quả của Quốc hội trong tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giúp tháo gỡ một nút thắt quan trọng trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam - đó là thiết chế VH,TT.

221220230255-z4998984265108_f3cef3f6e09b78a19c3e8c9012663b4f.jpg

Qua các đợt chất vấn, giám sát, khảo sát, và gần đây nhất là phiên giải trình ở Quốc hội cũng như từ phản ánh của ý kiến cử tri, cho thấy nhiều cơ chế, chính sách, luật pháp chưa đồng bộ, còn thiếu, chưa tạo điều kiện cho hoạt động của thiết chế VH,TT...

PGS,TS. Bùi Hoài Sơn

Do đó, tôi có kỳ vọng rất lớn về chủ đề được thảo luận, khi đây là hội thảo do Quốc hội và các cơ quan có trách nhiệm liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh tổ chức công phu, khoa học, với sự tham gia của hơn 350 đại biểu, các nhà khoa học, đại diện cho các thiết chế văn hóa lớn của Trung ương và địa phương, doanh nghiệp,...

Với những tiếng nói bao quát, khách quan và thẳng thắn, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng Hội thảo sẽ khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước; tập trung rà soát những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, quy hoạch, nguồn lực cho xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế VH,TT, cũng như gợi ý cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động quan trọng này; từ đó giúp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của các thiết chế VH,TT.

Vậy theo ông, chúng ta cần phải có những giải pháp, chính sách như thế nào để phát triển thiết chế VH,TT đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, thưa ông?

Tôi nghĩ là sẽ có nhiều giải pháp khác nhau. Ở đây, tôi xin nhấn mạnh đến một giải pháp như sau:

Thứ nhất là tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hệ thống thiết chế VH,TT đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi; tập trung hoàn thiện các chính sách về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế VH,TT và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, người lao động công tác tại hệ thống thiết chế VH,TT.

quang-canh-hoi-thao-1-.jpg
Cần có những hội thảo chuyên sâu, quy mô quốc gia để bàn và kịp thời tháo gỡ nút thắt cho phát triển văn hóa. Ảnh ST

Thứ hai là hoàn thiện quy hoạch về thiết chế VH,TT theo hướng đồng bộ, hiện đại, bản sắc và hiệu quả, bảo đảm công bằng và đáp ứng nhu cầu tham gia, sáng tạo và hưởng thụ VH,TT của nhân dân; đồng thời tích hợp hiệu quả quy hoạch thiết chế VH,TT trong quy hoạch tỉnh theo hướng bảo đảm tính toàn diện, cụ thể, cân đối giữa các loại hình thiết chế.

Thứ ba, cần quan tâm, bố trí ngân sách để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp thiết chế VH,TT ở Trung ương và địa phương; đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện chuyên dùng đồng bộ; bảo đảm kinh phí hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng thiết chế VH,TT trọng điểm, xứng tầm với công cuộc đổi mới của đất nước, đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện VH,TT tầm cỡ quốc tế.

Cùng với đó là đổi mới cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành thiết chế VH,TT; thúc đẩy hoạt động liên kết trong việc sử dụng cơ sở vật chất đã được Nhà nước đầu tư tại các thiết chế VH,TT, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, vận hành thiết chế VH,TT; khuyến khích cộng đồng giám sát, tham gia quản lý, sử dụng thiết chế VH,TT.

Khi các thiết chế VH,TT được đầu tư không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân, mà còn xây dựng được một số thiết chế tiêu biểu, trở thành những biểu tượng mới cho thời đại Hồ Chí Minh, hình thành và lan tỏa sức mạnh dân tộc từ các thiết chế này

Thứ tư là quan tâm hơn đến tổ chức bộ máy, nhân sự và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các thiết chế VH,TT, bằng cách tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, định mức biên chế; thực hiện tốt việc kiện toàn tổ chức thiết chế VH,TT.

dsc_5813.jpg
Một nhà văn hóa được xây dựng tại huyện Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: N.Lộc

Ngoài ra, cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, có cơ chế đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển tài năng, nhất là nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ làm việc trong hệ thống thiết chế VH,TT.

Cùng chuyên mục
Tháo gỡ "nút thắt", đảm bảo phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa, thể thao