Thị trường chứng khoán nửa cuối năm: Cơ hội lớn hơn thách thức

(BKTO) - Theo các chuyên gia, dự báo trong nửa cuối năm thị trường chứng khoán sẽ đối mặt với không ít thách thức, song vẫn có rất nhiều cơ hội để đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần xác định “khẩu vị” rủi ro để có chiến lược đầu tư hiệu quả.



                

   Trong nửa cuối năm, dự báothị trường chứng khoáncó nhiều cơ hộiđểđầu tư -Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn
   


Thị trường diễn biến “trồi sụt”

Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán trong nửa đầu năm 2022, bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát hành thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp và không thuận lợi như năm 2021 - một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán.

Cụ thể, trong những ngày đầu năm, thị trường chứng khoán có những diễn biến tích cực và đạt mức đỉnh lịch sử mới 1.528,57 điểm vào ngày 06/01. Sau khi đạt mức đỉnh lịch sử, thị trường bước vào giai đoạn diễn biến giằng co và có sự bứt phá mạnh trở lại vào đầu tháng 4 lên mức tiệm cận đỉnh lịch sử 1.524,7 điểm vào ngày 04/4.

Tuy nhiên, trước những diễn biến vềkinh tế - chính trị phức tạp trên thế giới, thị trường chứng khoán đã giảmđiểmmạnh kể từ đầu tháng 4 đến ngày 15/6, với 27/49 phiên giảm điểm, trong đó có 5 phiên giảm điểm mạnh nhất với mức giảm trên 4%; sau đó, thị trường đã có phiên hồi phục trở lại trong 2 tuần cuối tháng 5, đầu tháng 6.

Theo đó, tính đến ngày 15/6, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.213,93 điểm, tương đương giảm 20,38% so với mức đỉnh được thiết lập vào ngày 04/4 và giảm 19% so với cuối năm 2021. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021, tương đương 75,5% GDP.

Theo bà Bình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam, từ cả trong nước và thế giới.

Về tác động từ tình hình thế giới, những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị thế giới đã tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động đến thị trường chứng khoán, trong đó nổi bật là căng thẳng Nga - Ukraine, chính sách phong toả nghiêm ngặt nhằm đối phó với dịch Covid-19 của Trung Quốc.

Đặc biệt, động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá của nhiều nước trên thế giới đã làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế; kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022…

Ở trong nước, trong bối cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực lạm phát gia tăng, nhiều nhà đầu tư đã cótâm lý thận trọng hơn trong đầu tư, sẵn sàng chốt lời tạo nên áp lực bán trên thị trường.

Cùng với đó, nhà đầu tư cũng lo ngại lãi suất khó có thể duy trì ở mức thấp như hiện nay trước áp lực lạm phát gia tăng. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn đang giữ nguyên mức lãi suất điều hành nhưng mặt bằng lãi suất huy độngtại các ngân hàng thương mại đã gia tăng trong thời gian qua, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, việc kiểm soát các hoạt động đầu cơ trên thị trường chứng khoán, cũng như kiểm soát chặt chẽ dòng tiền chảy vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp theo chỉ đạocủa Chính phủ một mặt sẽ giúp thị trường phát triển theo hướng ổn định, lành mạnh, bền vững hơn, nhưng mặt khác cũng tác động đến dòng tiền vào thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.

Nhà đầu tư cần xác định “khẩu vị” rủi ro để có chiến lược đầu tư hiệu quả

Nhìn về nửa cuối năm 2022, chia sẻ tại Tọa đàm “Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán” diễn ra mới đây, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng có một số yếu tố thuận lợi đối với thị trường chứng khoán.

Cụ thể, nềnkinh tế vẫn đang trên đà hồi phục và lạm phát cơ bản vẫn đang được kiểm soát tốt, đầu tư công đang được đẩy mạnh, gói hỗ trợ kích thích phục hồi kinh tếđangđược thúcđẩy triển khai nhanh hơn...

Trên thị trường chứng khoán, những sản phẩm chứng khoán mới đã, đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bổ sung và đa dạng hóa. Thêm vào đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết dự báo có thể tăng từ 20% - 25% trong cả năm, thấp hơn một chút so với mức tăng 30% - 33% của năm ngoái, nhưng nhìn chung vẫn tích cực…
                

   Tọađàm“Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán” do Tạp chí Diễnđàn Doanh nghiệp tổ chức mớiđây.Ảnh: D.THIỆN
   


Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, theo ông Lực, thị trường chứng khoáncũng đứng trước không ít thách thức. Đó là thị trường đã, đang giảm điểm tương đối mạnh từ đầu năm đến nay, trong đó chỉ số VN-Index giảm khoảng 20%, còn chỉ số HNX giảm khoảng 40%. Giá cổ phiếu của một số ngành phục hồi còn chậm, nhiều ngành giá cổ phiếu giảm mạnh, cho thấy mức độ băn khoăn của nhà đầu tư đối với lĩnh vực này vẫn cònlớn.

Bên cạnh đó, các tác động từ tình hình thế giới sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine và chính sách tài khóa - tiền tệ của các nước khi thu hẹp chính sách nới lỏng định lượng và tăng lãi suất. Điều này sẽ tác động tới mặt bằng lãi suất, tỷ giá và chứng khoán, dẫn đến hiện tượng dịch chuyển kênh đầu tư, tài sản đến những kênh đầu tư an toàn hơn.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán được dự báo đứng trước nhiều cơ hội, thách thức đan xen trong nửa cuối năm, đưa khuyến nghị đến các nhà đầu tư, ông Lực cho rằng, vẫn còn rất nhiều cơ hội để đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhưng nhà đầu tư phải xác định được “khẩu vị” rủi ro để có chiến lược đầu tư phù hợp, đồng thời cần tiếp cận theo hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý hơn, hạn chế đầu tư theotâm lý đám đông...

“Chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế và những hành động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm lành mạnh hóa thị trường chứng khoánthì thị trường sẽ tốt lên” - ông Lực nói.

Bà Tạ Thanh Bình cũng chia sẻ thêm, dù thị trường chứng khoán diễn biến giảm điểm đã làm nhiều nhà đầu tư e ngại, song vẫn có một số điểm sáng trên thị trường như nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng mua ròng trở lại trong thời gian gần đây. Ngoài ra, mức định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là hợp lý so với các thị trường trong khu vực.

“Những thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có những dấu hiệu khởi sắc sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới” - bà Bình nhận định.

Đưa khuyến nghị cho các nhà đầu tư về việc lựa chọn cổ phiếu, theo bà Trần Khánh Hiền - Giám đốc Nghiên cứu phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect, nhìn về 6 tháng cuối năm, các ngành dịch vụ đang có bước phục hồi mạnh mẽ; tiếp đó là nhóm ngành liên quan đến các hàng hóa cơ bản, đầu tư công, phát triển hạ tầng năng lượng; nhóm ngành cổ phiếu có khả năng phòng thủ tốt là dầu khí, điện…

Chia sẻ thêm thông tin về định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới, bà Tạ Thanh Bình cho biết, các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán; tăng cường rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường như thao túng chứng khoán, công bố thông tin không đúng sự thật, các hành vi tái phạm, cố tình vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin…, nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển theo hướng minh bạch và bền vững./.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Thị trường chứng khoán nửa cuối năm: Cơ hội lớn hơn thách thức