Thủ tướng: ASEAN+3 cần hợp tác duy trì và thúc đẩy tự do hóa thương mại

(BKTO) - Sáng 4/11, tại Thái Lan, dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN+3, khuôn khổ hợp tác năng động nhất giữa ASEAN với các đối tác, động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.




Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị ASEAN+3. Ảnh: VGP

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng, sự năng động và tính trụ cột của hợp tác ASEAN+3 với hoà bình, an ninh, và thịnh vượng của khu vực dựa trên các nguyên tắc tin cậy, tôn trọng và chia sẻ lợi ích chung. Khu vực ASEAN+3 có 2,2 tỷ người, chiếm 1/4 GDP thế giới, 22 lĩnh vực và 65 cơ chế hợp tác.

Các nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc hợp tác ASEAN+3 đạt nhiều kết quả tốt, nhất là việc thực hiện Kế hoạch hành động 2018-2022 (hiện đã đạt được 58%); kim ngạch thương mại ASEAN với 3 nước năm 2018 đạt 869,1 tỷ USD, chiếm 31% kim ngạch thương mại của ASEAN năm 2018, tăng 6,8% so với năm 2017.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, cọ xát kinh tế giữa các cường quốc, chủ nghĩa bảo hộ và các thách thức ngày càng gia tăng, ASEAN+3 cần tiếp tục phát huy và tăng cường hơn nữa hợp tác, đóng góp vào phát triển kinh tế khu vực và làm động lực cho phát triển kinh tế thế giới.

Hội nghị cũng đã nhất trí ủng hộ hệ thống đa phương mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ, các nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đưa ra tín hiệu tích cực về hợp tác kinh tế; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, an sinh xã hội, biến đổi khí hậu, quản lý, thiên tai, bệnh truyền nhiễm, hợp tác kinh tế và kết nối, ổn định tài chính vĩ mô... đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực mới như kinh tế số, thương mại điện tử, thành phố thông minh, chống rác thải nhựa, kết nối...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị ASEAN+3. Ảnh: VGP
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN+3, khuôn khổ hợp tác năng động nhất giữa ASEAN với các đối tác, động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực phức tạp, các nước ASEAN+3 cũng đứng trước nhiều thách thức, do vậy càng cần hợp tác duy trì và thúc đẩy hợp tác đa phương, tự do hóa thương mại, kết nối và nâng cao năng lực tự cường trước các tác động từ bên ngoài.

Thủ tướng đề xuất đẩy mạnh hợp tác kinh tế-tài chính, tăng cường tính hiệu quả và sẵn sàng của Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai đối với các tình huống giả định khủng hoảng và ngăn ngừa khủng hoảng; nâng cao năng lực cho Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (AMRO) để đưa ra các khuyến nghị chính sách cần thiết. Thủ tướng cũng cho rằng nghiên cứu thúc đẩy các giải pháp như phát triển trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững, tăng cường sử dụng trái phiếu nội tệ.

Thủ tướng đánh giá kết nối là rất quan trọng trong tăng trưởng bền vững, do vậy cần tập trung nguồn lực, nhất là kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối số, phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gắn kết người dân trong đó Việt Nam có nhiều đóng góp, góp phần thúc đẩy quan hệ gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân trong khu vực.
Quang cảnh Hội nghị ASEAN+3. Ảnh: VGP
Kết thúc Hội nghị, các nước đã thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN+3 về Sáng kiến Kết nối các kết nối; thành lập Website về ASEAN+3 để tăng cường nhận thức và thúc đẩy hữu nghị nhân dân các nước trong khu vực.

Theo Đức Tuân
baochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Sứ quán Việt Nam tại Nam Phi
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 3/11 tại Thủ đô Pretoria, Nam Phi, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đoàn công tác của Chính phủ đã gặp gỡ và thăm hỏi cán bộ ngoại giao, kiều bào tại Đại sứ quán Việt Nam.
  • Cân đối thu chi trong năm 2020:  Đảm bảo tính bền vững của ngân sách
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Năm 2020 là năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, ngành tài chính đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện đến mức cao nhất các mục tiêu tài chính giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
  • Khắc phục hiệu quả những bất cập để đưa kinh tế bứt phá
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận tại Hội trường về kinh tế - xã hội. Tại đây, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh những kết quả tích cực, đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, đồng thời tập trung phân tích, chỉ ra những bất cập đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt, khả thi để khắc phục nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển bình thường, phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo theo luật pháp quốc tế.
  • Phó Thủ tướng Thường trực chủ trì cuộc họp về vụ việc 39 người tử vong tại Anh
    5 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tối 3/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về vụ việc 39 người tử vong tại Anh.
Thủ tướng: ASEAN+3 cần hợp tác duy trì và thúc đẩy tự do hóa thương mại