Triển khai Dự án chăm sóc sức khoẻ phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hoá học

(BKTO) - Sáng 29/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn thực hiện Dự án chăm sóc sức khoẻ phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hoá học/dioxin giai đoạn 2018 - 2021.



Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hậu quả nặng nề của chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam cho đến nay vẫn là vấn đề nhức nhối của xã hội.

Ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam, hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con, cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam/dioxin. Những người này rất cần sự chăm sóc sức khoẻ, điều dưỡng và phục hồi chức năng tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng.

Thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; Quyết định 651/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020”, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5305/QĐ-BYT (Quyết định 5305) về việc phê duyệt Dự án “Chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hoá học/dioxin” giai đoạn 2018-2021.

Dự án được phê duyệt với mục tiêu chung là cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hoá học/dioxin và người khuyết tật từng bước hoà nhập cộng đồng thông qua các biện pháp phát hiện sớm, can thiệp sớm các vấn đề sức khoẻ và khuyết tật, nâng cao năng lực và phát triển mang lưới chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật tại cơ sở y tế và cộng đồng.

“Việc phê duyệt và thực hiện tốt các hoạt động của Dự án khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ, ngành trong việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc hoá học và người khuyết tật; thể hiện công tác đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước của nhân dân đối với những người có công với cách mạng, những người đã tham gia kháng chiến không may bị ảnh hưởng bởi chất độc hoá học/dioxin và con cháu của họ”- Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến yêu cầu, các đơn vị được giao nhiệm vụ cần nâng cao tinh thần trách nhiệm triển khai tốt các hoạt động của Dự án nhằm đạt được đầy đủ và vượt các chỉ tiêu của Dự án; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các địa phương; tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực của các tổ chức trong nước và quốc tế để hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hoá học/dioxin và người khuyết tật vừa có chiều sâu, vừa rộng khắp và phát triển bền vững trong cả nước.
         
Dự án ban đầu được triển khai tại 10 tỉnh gồm: Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Tháp, Bến Tre, với tổng nguồn vốn là 72,3 tỷ đồng, được cân đối chủ yếu từ nguồn vốn NSNN.
   Do tính chất quan trọng của Dự án và nhu cầu cần chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật ngày càng cao, ngày 2/8/2018, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4726/QĐ-BYT phê duyệt, điều chỉnh Quyết định 5305, bổ sung tỉnh Hà Tĩnh tham gia Dự án, nâng số tỉnh trực tiếp thực hiện Dự án lên 11 tỉnh; tổng nguồn vốn của Dự án được bổ sung lên 76,160 tỷ đồng.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Tháo gỡ điểm “nghẽn” trong tự chủ đại học
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Xuyên suốt các buổi hội thảo xoay quanh việc sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH) hiện hành diễn ra gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, các giải pháp đổi mới GDĐH, trong đó, cốt lõi là vấn đề tự chủ ĐH phải phù hợp với điều kiện trong nước và có lộ trình nhưng không thể đi ngược với xu thế của thế giới.
  • Đổi mới và phát triển dạy nghề: Còn nhiều khó khăn, thách thức
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), sau 5 năm triển khai Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” giai đoạn 2011-2015, quy mô tuyển sinh, số lượng người được đào tạo nghề ngày càng tăng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề vẫn còn những khó khăn, hạn chế.
  • Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và ủy quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, tránh chồng chéo - đây là một trong những nội dung được đề cập tại Hội thảo Chính phủ và chính quyền địa phương được Bộ Nội vụ tổ chức sáng ngày 25/8.
  • Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2018 sẽ có 50 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF 2018) lần thứ V sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng, song vẫn đảm bảo yêu cầu tiết kiệm - đây là thông tin được đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cung cấp tại buổi họp báo giới thiệu HANIFF 2018 lần thứ V, diễn ra chiều 23/8. Liên hoan phim do Bộ VH-TT&DL phối hợp cùng UBND TP Hà Nội chỉ đạo; Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao TP. Hà Nội và các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.
  • Lan tỏa phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo”
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tại buổi làm việc với Ban Thường trực Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam nhằm đánh giá kết quả thực hiện vận động Quỹ “Vì người nghèo”, chương trình an sinh xã hội và công tác chuẩn bị tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018 diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Triển khai Dự án chăm sóc sức khoẻ phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hoá học