Trình Quốc hội xem xét, thông qua một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

(BKTO) - Chiều tối 14/5, ngay sau khi kết thúc phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

202505141811177052_dsc_6002.jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: VPQH

Tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, cần tháo gỡ ngay

Trình bày Tờ trình Dự thảo Nghị quyết, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết, mục tiêu ban hành nghị quyết là thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực.

Đồng thời, thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế nhằm tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Dự thảo nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định của luật hiện hành hoặc chưa được quy định cụ thể.

Cùng với đó, Dự thảo còn quy định cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân để huy động đa dạng hóa các nguồn lực và giải phóng nguồn lực xã hội để tập trung vào phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tiếp theo. 

Theo đó, Dự thảo tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/TW có nội hàm đã rõ, đã cụ thể, có tính cấp bách, cần tháo gỡ ngay, có tác động lớn đến niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội và không thuộc hoặc vượt quá phạm vi điều chỉnh của các Luật đã có trong Chương trình xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo Nghị quyết gồm 7 chương và 17 điều, thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn là cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công, hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực, hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Dự kiến trình Quốc hội thông qua vào ngày 17/5

Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết ủy ban này tán thành với sự cần thiết, cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn xây dựng, ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn; tán thành với phạm vi điều chỉnh và phạm vi thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội như Chính phủ đề xuất.

202505141757497202_dsc_6116_1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: VPQH

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về trường hợp đối với cùng một nội dung thì cơ quan quản lý nhà nước không được thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng; kế hoạch, kết luận thanh tra và kiểm tra phải thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.

Với hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ , ông Mãi đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng xác định cụ thể quy mô, diện tích trong từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp được hỗ trợ, tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Về hỗ trợ tài chính, tín dụng, Chính phủ đề xuất doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Để bảo đảm chính sách này thực sự phát huy hiệu quả, cơ quan thẩm tra lưu ý cần bảo đảm quy định rõ ràng về tiêu chí xác định đối tượng cho vay, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết và Nghị quyết số 68-NQ/TW, bảo đảm cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại thực hiện nguyên tắc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm khi triển khai thực hiện chính sách. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư, bảo đảm tính khả thi của quy định, tương ứng với hình thức trả tiền thuê (một lần hay hằng năm) đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ là trả tiền một lần hay trả tiền hàng năm.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cơ bản nhất trí với sự cần thiết trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc đang kìm hãm sự phát triển của lực lượng này.

Nội dung này rất cấp bách, khẩn trương, nhưng thời gian không có nhiều nên sẽ xem xét ban hành cuối tuần này, còn tiến tới năm 2026 có thể làm luật về phát triển kinh tế tư nhân. Nêu rõ điều này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, cố gắng 11h thứ Bảy ngày 17/5 Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các cơ quan liên quan khi sửa đổi, ban hành các luật ở Kỳ họp này, nhất là các luật về tư pháp và thuế, nội dung nào liên quan kinh tế tư nhân cần đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, cần quán triệt thay đổi tư duy Nhà nước kiến tạo thay vì kiểm soát, thay đổi tư duy điều hành từ quản lý, kiểm soát sang kiến tạo phục vụ, Nhà nước đồng hành cùng tư nhân trên hành trình phát triển.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Hồ sơ Dự thảo Nghị quyết đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 9.

Thống nhất với 5 nhóm chính sách được Chính phủ đề xuất đưa vào Dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Cơ quan chủ trì soạn thảo chú ý lựa chọn những nội dung có thể thực hiện ngay, xây dựng khung chính sách cơ bản để Chính phủ tiếp tục hướng dẫn.

Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong trường học, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy và trao tặng Phòng thực hành giáo dục STEM, trồng cây lưu niệm tại các trường.
  • Triển khai đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả từ 15/5-15/6
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu này khi chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, sáng 14/5.
  • Củng cố, định vị lại quan hệ giữa Việt Nam với các nước
    hôm qua Đối ngoại
    (BKTO) - Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến công tác tới Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan, Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus hết sức thành công, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Chuyến công tác không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời đã được vun đắp qua các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam và các nước.
  • Đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cân bằng, bền vững với Việt Nam
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ có tiếng nói tích cực với chính quyền Tổng thống D.Trump về nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, để phía Hoa Kỳ có giải pháp tốt nhất trong các giải pháp có thể trong thúc đẩy hợp tác thương mại cân bằng, bền vững với Việt Nam, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
  • Nâng tầm công tác đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình
    hôm qua Chính trị
    (BKTO) - Thủ tướng yêu cầu, kế hoạch hành động xây dựng và phát triển ngành ngoại giao tới năm 2030 và tầm nhìn 2045 cần quán triệt quan điểm nâng tầm công tác đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình, xác định đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên, xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, cả song phương và đa phương.
Trình Quốc hội xem xét, thông qua một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân