VCCI kiến nghị xử lý các vướng mắc về quy tắc xuất xứ trong các FTA

(BKTO) - Việc kịp thời giải đáp và xử lý các vướng mắc về quy tắc xuất xứ sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) tận dụng tốt hơn ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó nâng cao tỷ lệ kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng ưu đãi thuế quan theo FTA trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.



Đây là đề xuất được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra trong văn bản trả lời Công văn số 3625/BKHĐT-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất các chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện tại.
                
   

Theo VCCI, các cơ quan chức năng cần kịp thời xử lý các vướng mắc về quy tắc xuất xứ trong các FTA - Ảnh minh họa: nhandan.vn

   

VCCI cho biết, tỷ lệ kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sử dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA trong tổng kim ngạch xuất khẩu hiện tương đối thấp và có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây (từ 39% năm 2018 xuống còn 33% năm 2020), đặc biệt các FTA gần đây (CPTPP, EVFTA) tỷ lệ sử dụng còn thấp hơn.

Tương tự, tỷ lệ kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA cũng rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chủ yếu là do những vấn đề liên quan tới quy tắc xuất xứ.

Cụ thể, nhiều DN không hiểu rõ về quy tắc xuất xứ, hoặc có thắc mắc cần tư vấn về cách thức đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ nhưng không tìm được đầu mối để có câu trả lời kịp thời, chính xác. Cùng với đó, một số quy tắc xuất xứ cam kết được giải thích theo hướng bất lợi cho DN trong việc đáp ứng, tận dụng.

Ngoài ra, ngôn ngữ trong các Thông tư về quy tắc xuất xứ theo FTA không dễ hiểu, luôn cần được giải thích bởi cán bộ của Bộ Công Thương (đơn vị duy nhất có đủ chuyên môn để giải thích chính xác và có hiệu lực).

Do vậy, VCCI kiến nghị Bộ Công Thương cần thành lập ngay Tổ công tác về Quy tắc xuất xứ theo các FTA với nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ về quy tắc xuất xứ cho các DN muốn tận dụng ưu đãi thuế quan của các FTA để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các FTA.

Ngoài ra, Tổ công tác cũng sẽ tổng hợp các vấn đề bất cập về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ của các FTA, định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương để có quyết định điều chỉnh chính thức kịp thời./.

THIỆN TRẦN
Cùng chuyên mục
  • Chấm dứt chiến tranh và đem lại hòa bình là điều kiện tiên quyết để bảo vệ trẻ em
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 28/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở trực tuyến cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “Trẻ em và xung đột vũ trang” do Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid, Chủ tịch HĐBA tháng 6/2021 chủ trì.
  • Hơn 67 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 67,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,3% về vốn đăng ký. Sự gia tăng về số lượng và vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
  • Cần Thơ: Doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng tăng hơn 14%
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong nửa đầu năm 2021, toàn TP. Cần Thơ có gần 840 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Sản xuất công nghiệp quý II/2021 tăng trưởng khá
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ năm trước - Tổng cục Thống kê đánh giá.
  • 6 tháng đầu năm 2021: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9%
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy một số địa phương thực hiện giãn cách theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những khu vực phát sinh dịch nên tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%).
VCCI kiến nghị xử lý các vướng mắc về quy tắc xuất xứ trong các FTA