APEC duy trì hợp tác và thúc đẩy kinh tế khu vực

(BKTO) - Trong 2 ngày 08-09/11, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 32 (AMM 32) theo hình thức trực tuyến.



                
   

Hội nghịliên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 32được tổ chức theo hình thức trực tuyến.Ảnh: BNG

   

Phiên họp ngày 09/11 với chủ đề “Hợp tác kỹ thuật là công cụ đẩy nhanh phục hồi kinh tế”. Tại phiên họp, các Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi về các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác hướng tới một khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương tự cường và thịnh vượng; hỗ trợ các thành viên phục hồi bền vững; tận dụng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phục hồi kinh tế.

Theo đó, các Bộ trưởng thống nhất, trước hết là tăng cường các biện pháp ứng phó với đại dịch, bảo đảm tiếp cận bình đẳng vắc xin phòng Covid-19, hợp tác nghiên cứu, mở rộng sản xuất, cung ứng vắc xin, đầu tư cho hệ thống y tế.

Thứ hai, bảo đảm khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động và kết nối thông qua các nỗ lực bảo đảm môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, không phân biệt đối xử; không để xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng, thúc đẩy quan hệ thương mại cùng có lợi; nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số.

Thứ ba, các chính sách kinh tế, thương mại và xã hội phải đem lại cơ hội công bằng, bảo đảm việc làm cho mọi người dân.

Thứ tư, tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh lương thực, nguồn nước.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh các nỗ lực của APEC trong duy trì đà hợp tác của khu vực, nhằm đẩy lùi đại dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế.
                
   

Bộ trưởngBộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị.Ảnh: BNG

   

Về định hướng ưu tiên hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh một số nội dung chính.

Một là, APEC cần phát huy vai trò đi đầu trong thúc đẩy thương mại tự do bằng cách hạn chế các biện pháp cản trở thương mại, mở rộng mạng lưới các hiệp định thương mại tự do; thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, cải cách của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hai là, nâng cao sức chống chịu, tự cường của các chuỗi cung ứng, thông qua việc đẩy nhanh tiến độ thực thi các chương trình hợp tác đã thống nhất về kết nối, kinh tế số, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông người và hàng hoá, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao tính tự cường của doanh nghiệp.

Ba là, chung tay nhằm kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 thông qua hỗ trợ các thành viên tiếp cận vắc xin một cách kịp thời, đẩy mạnh hợp tác chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vắc xin; nâng cao năng lực hệ thống y tế cộng đồng.

Bốn là, thúc đẩy phục hồi kinh tế song hành với củng cố tính tự cường, bền vững và bao trùm toàn cầu, bằng cách thúc đẩy hợp tác về thuận lợi hóa thương mại, kinh tế tuần hoàn, an ninh năng lượng - nguồn nước - lương thực, biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai...

Trước đó, trong ngày 08/11, các Bộ trưởng Thương mại APEC đã thảo luận về chủ đề “Thương mại là động lực đẩy nhanh phục hồi kinh tế”, với 3 nội dung chính gồm: kinh nghiệm phục hồi kinh tế trong nước; các nỗ lực hợp tác thương mại và đầu tư vì phục hồi của khu vực; đóng góp của APEC đối với Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị và 2 phụ lục gồm: Báo cáo tóm tắt đánh giá giữa kỳ lộ trình cạnh tranh dịch vụ trong APEC và Danh mục tham khảo các dịch vụ môi trường APEC./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
APEC duy trì hợp tác và thúc đẩy kinh tế khu vực