Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng

(BKTO) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

4(1).jpg
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng. Ảnh minh họa: TTXVN

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 519 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6%).

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng ước đạt 1.993,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,9%). Cụ thể, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,6%; may mặc tăng 11,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 4,2%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,9%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương tăng cao, như Bắc Ninh tăng 19,6%; Bình Định tăng 14,8%; Bình Dương tăng 13,8%; Thanh Hóa tăng 12,1%; Hải Phòng tăng 10,6%; Quảng Ninh tăng 9,9%; Cần Thơ tăng 9,8%; Đồng Nai tăng 8,7%; Hà Nội tăng 7,9%; Đà Nẵng tăng 6,2%; TP. Hồ Chí Minh tăng 6,1%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 268,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Đà Nẵng tăng 40,3%; Cần Thơ tăng 27,2%; Đồng Nai tăng 23,6%; TP. Hồ Chí Minh tăng 23,4%; Quảng Ninh tăng 21,8%; Hải Phòng tăng 14,4%; Hà Nội tăng 11,9%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 89,4% so với cùng kỳ năm trước do trong tháng có nhiều ngày nghỉ lễ.

Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 253,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng chuyên mục
  • Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm giảm khoảng 6%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 ước giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách nhà nước ước tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022.
  • “Con tàu” kinh tế Việt Nam vững vàng vượt “sóng lớn”
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Năm qua, trước những thách thức chưa từng có tiền lệ, với nhiều “sóng lớn” từ bên ngoài vượt mọi dự báo, song “con tàu” kinh tế Việt Nam vẫn chèo lái vững vàng. Thành công lớn nhất chúng ta đạt được chính là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
  • 5,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 5 tháng đầu năm giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,86 tỷ USD - bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Vì sao Ngân hàng Nhà nước ba lần giảm lãi suất điều hành?
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong khi ngân hàng trung ương các nước trên thế giới, nhất là FED vẫn chưa thông báo về lộ trình chấm dứt tăng lãi suất, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ba lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Vì sao NHNN lại có bước điều chỉnh chính sách này?
  • Hà Nội: Đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 1487/UBND-KTN về việc đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong giai đoạn cao điểm hè năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng