Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử

Tại cuộc họp mới đây, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã thống nhất, trong thời gian tới, hai ngành sẽ phối hợp chặt chẽ, cam kết thực hiện xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân, phục vụ cho mục đích chuyên môn của cơ sở y tế cũng như trong quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) của cơ quan BHXH.



                
   

Xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử góp phần quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT hiệu quả- Ảnh: ST

   

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hai ngành đã thống nhất, cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được thực hiện tập trung và do BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm lưu trữ, đảm bảo an toàn an ninh mạng, cũng như tập trung cơ sở dữ liệu tại Trung ương. Hai bên cũng cam kết thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử trong vòng 3 tháng.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế rà soát các quy định pháp luật có liên quan, chi phí cần thiết cho hoạt động xây dựng, triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử để báo cáo với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; sửa đổi lại kế hoạch, ban hành quy chế khai thác, bảo mật, sử dụng các dữ liệu này; có quy định rõ ràng, gắn trách nhiệm đối với người sử dụng, đó là các cơ sở y tế, BHXH các địa phương cũng như cá nhân bác sĩ…

Bộ Y tế cũng sẽ nghiên cứu, sửa đổi các mẫu hồ sơ, về cơ bản là sử dụng lại các mẫu bệnh án mà Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc cập nhật danh sách, số lượng các phòng khám, các chuyên khoa khám bệnh, các bác sĩ tham gia khám, chữa bệnh trong toàn tuyến… để phục vụ cho việc khám, chữa bệnh BHYT cũng như quản lý hồ sơ sức khỏe. Ngoài ra, còn ban hành quy định, yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh phải sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử để phục vụ cho mục đích quản lý sức khỏe và thanh toán BHYT.

Về phía BHXH Việt Nam, sẽ cung cấp về số lượng người, số lượng thẻ BHYT để cập nhật thông tin, liên thông dữ liệu và kết nối với Bộ Y tế. Phối hợp với Cục CNTT (Bộ Y tế) xây dựng, chỉnh sửa phần mềm, yêu cầu BHXH các địa phương triển khai thực hiện, mở rộng tài nguyên để lưu trữ dữ liệu...

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho rằng, để triển khai xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử đạt chất lượng, hiệu quả, hai bên cần thành lập nhóm kỹ thuật, đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với từng nhóm vấn đề, để từ đó có phương án xử lý phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, như: hạ tầng cơ sở, quản lý dữ liệu; xây dựng, ban hành quy chế, quy định đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc liên thông, cung cấp dữ liệu…

Ông Trần Quý Tường- Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế) cho biết, vào tháng 6/2018, Cục đã khởi động việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử và tổ chức nghiệm thu phần mềm vào tháng 12/2018. Sau đó, ngày 1/11/2019, Bộ Y tế đã họp Hội đồng thẩm định để thẩm định đối với phần mềm này. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Cục CNTT đã họp với các DN phần mềm để triển khai tại 8 tỉnh, gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Nghệ An, Phú Yên, Bình Dương, Nam Định, Thái Bình, Lâm Đồng, Phú Thọ.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố đều nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử và có khoảng 50% số tỉnh, thành đã triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử ở các quy mô khác nhau, từ mô hình thí điểm ở một vài xã đến triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành đào tạo, tập huấn về hồ sơ sức khỏe điện tử cho 63 Sở Y tế trên cả nước. Sau khi hoàn thành tập huấn, các cán bộ của Sở Y tế sẽ triển khai tập huấn cho cán bộ y tế xã, phường và các bệnh viện trên địa bàn. Đồng thời, các tỉnh, thành cũng chủ động triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn, bảo đảm tới cuối năm 2020 có ít nhất 80% người dân trên địa bàn tỉnh, thành phố được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
         
Các bước triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử bao gồm: nâng cấp phần mềm hồ sơ sức khỏe cho các tỉnh; cài đặt phần mềm hồ sơ sức khỏe cho các cơ sở y tế; đào tạo, tập huấn cho các cán bộ y tế sử dụng phần mềm; tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn từ thông tin sức khỏe của người dân tại cơ sở khám, chữa bệnh hoặc từ thông tin trực tiếp của người dân; tổ chức cập nhật thông tin trên phần mềm hồ sơ sức khỏe tại các cơ sở khám, chữa bệnh; khai thác thông tin sức khỏe trên phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử; đồng bộ dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh về Trung tâm Dữ liệu Y tế quốc gia; duy trì hạ tầng CNTT bảo đảm hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử vận hành thông suốt 24/7

ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giao dịch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bắt nhịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế về an sinh xã hội đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, thời gian, chi phí cho người dân và DN trong thực hiện các giao dịch về BHXH, BHYT với cơ quan BHXH. Những nỗ lực đó đã được Chính phủ cùng cộng đồng DN và người dân ghi nhận, đánh giá cao.
  • Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Tránh lạm dụng, trục lợi chính sách
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vào quỹ hưu trí, tử tuất là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ DN bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vượt qua khó khăn, tiếp tục hoạt động. Triển khai chủ trương này, ngành BHXH đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan để rà soát, giải quyết việc tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất kịp thời, đúng quy định, tránh việc lạm dụng, trục lợi chính sách này.
  • Tuyển sinh Đại học năm 2020:  Các trường tự chủ nhưng phải đảm bảo chất lượng
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo Quy chế tuyển sinh năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) nếu thực hiện tổ chức thi tuyển riêng phải đảm bảo một số yêu cầu về nguồn nhân lực và xây dựng được ngân hàng câu hỏi. Trong bối cảnh đó, một số trường cho rằng khó có thể tổ chức thi riêng như dự kiến ban đầu do Quy chế có nhiều điểm mới, đòi hỏi quá cao, khó đáp ứng.
  • Khắc phục khó khăn trong thực hiện  chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trong những tháng đầu năm. Số thu và số đối tượng tham gia đều giảm, trong khi số chi tăng. Trước tình hình này, BHXH Việt Nam đang xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của ngành dưới tác động của dịch Covid-19, nhằm nỗ lực đạt được các chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.
  • Sửa Luật Giao thông đường bộ:  Cần phù hợp với điều kiện Việt Nam
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cấm vượt đèn xanh khi nút giao ùn tắc; xe máy phải bật đèn vào ban ngày… là những đề xuất đang gây tranh cãi, sau khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa những quy định này vào Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi. Bản Dự thảo này đang trong giai đoạn lấy ý kiến nhân dân, dự kiến kéo dài đến ngày 21/6 tới.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử