Bộ Y tế phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết

(BKTO) - Sáng 13/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, từng gia đình và toàn xã hội tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.



                
   

Quang cảnh lễ phát động phòng, chống dịch bệnh

   
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS. Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua công tác phòng chống dịch bệnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi được ngăn chặn, không để xâm nhập vào Việt Nam; các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát, số ca mắc có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013- 2017, các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số ca mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, gần đây ở một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc tăng cao cục bộ như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đây là thời gian cao điểm với điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch. Cùng với đó, trẻ em, học sinh vừa tựu trường bước vào năm học mới, nguy cơ dịch bệnh bùng phát và lây lan trong trường học, cơ sở giáo dục là rất lớn.

“Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cục bộ, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
                
   

Cô và trò Trường mầm non Dịch Vọng Hậu thực hành rửa tay bằng xà phòng để phòng, chống dịch bệnh

   
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để bùng phát và lan rộng trong thời gian tới, Bộ Y đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch và triển khai tổ chức chiến dịch phòng, chống bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết, để tạo hiệu ứng tích cực vận động mọi người dân cùng tham gia. Các ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội cần tham gia mạnh mẽ và có chỉ đạo xuyên suốt từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp cơ sở, huy động sự tham gia một cách mạnh mẽ, đồng bộ trong công tác phòng chống dịch bệnh cũng như tạo được sự ủng hộ của người dân...

Bên cạnh đó, ngành Y tế cần chủ động việc theo dõi diễn biến tình hình bệnh dịch để tham mưu chính quyền và xây dựng các kế hoạch ứng phó kịp thời và hiệu quả. Thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý dịch bệnh kịp thời; tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị kịp thời để hạn chế thấp nhất tử vong; triển khai các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đảm bảo diện bao phủ rộng trên 95% quy mô cấp xã, phường.
                
   

Thực hành tiêm chủng vắc- xin Sởi- Rubella cho trẻ

   
Bộ Y tế đặc biệt kêu gọi người dân và các bà mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và xử lý khử trùng vật dụng sinh hoạt; diệt bọ gậy, diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết; đưa trẻ đi tiêm phòng vắc- xin đầy đủ…

Trong khuôn khổ chương trình triển khai Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết đã diễn ra các hoạt động: Thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ như rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ, lau rửa sàn nhà tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu; thực hành tiêm bổ sung vắc- xin phòng sởi- rubella cho trẻ tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu; thăm, kiểm tra các hộ gia đình về thực hành các biện pháp loại trừ ổ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại tổ 1, phường Dịch Vọng; phun hóa chất diệt muỗi ở cụm dân cư tổ 11, nhà văn hóa, bãi đất trống, công trường xây dựng tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tin và ảnh: N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Triển khai hệ thống y tế từ xa cho 26 trạm y tế điểm
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 trạm y tế điểm các tỉnh phía Nam, do Bộ Y tế tổ chức sáng 10/10 tại TP. HCM, đại diện Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, Bộ sẽ triển khai hệ thống y tế từ xa (telemedicine) cho các trạm y tế nhằm tối ưu hóa sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên trong công tác khám chữa bệnh.
  • 9 tháng năm 2018: Cả nước ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đó là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về phòng, chống dịch bệnh Đông Xuân do Bộ Y tế tổ chức chiều 9/10.
  • Việt Nam đã ứng dụng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 8/10, tại buổi gặp mặt báo chí chia sẻ về phương thức điều trị miễn dịch trong ung thư- phương pháp điều trị đã giúp 2 nhà khoa học Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa giành giải Nobel ngày 1/10 vừa qua, các chuyên gia của Bệnh viện K cho biết, việc áp dụng phương pháp này đã được áp dụng tại viện K Trung ương và một số cơ sở chuyên khoa ung thư trên cả nước trong những năm gần đây.
  • Trao học bổng “Thắp sáng tương lai” năm 2018
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Mới đây tại Hà Nội, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh ACCA đã tổ chức chương trình Trao học bổng “Thắp sáng tương lai” (LUYF) năm 2018- chương trình học bổng đặc biệt dành cho sinh viên chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng và ngoại thương của các trường Đại học tại Hà Nội và TP. HCM có nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học khá giỏi.
  • Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt: Nhiều rào cản ở khu vực nông thôn
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã được xác lập và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, việc triển khai hình thức thanh toán này không hề dễ dàng, đặc biệt là tại khu vực nông thôn, bởi vẫn còn những rào cản về nhận thức cũng như thói quen của người dân.
Bộ Y tế phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết