Cải tạo chung cư cũ - bài toán nan giải

(BKTO) - Cải tạo chung cư cũ được xem là một trong những vấn đề nóng và phức tạp nhất tại các đô thị lớn hiện nay. Trong nhiều năm qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ được ban hành; tuy nhiên, việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ vẫn luôn là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng.



Cơ chế, chính sách vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cốt yếu

Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có khoảng 2.500 nhà chung cư, riêng Hà Nội chiếm đến hơn 1.500 nhà chung cư, TP. HCM hơn 500 nhà. Trong số 2.500 nhà chung cư, có khoảng 600 nhà cần cải tạo và sửa chữa. Để thực hiện việc cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP (Nghị quyết 34), Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở 2014, tiếp đó là Nghị định số 101/2015/NĐ-CP (Nghị định 101) và mới nhất là Thông tư số 21/2016/TT-BXD được ban hành. Đây được xem là giải pháp cấp tiến và kỳ vọng sẽ giúp giải bài toán khó cải tạo chung cư cũ. Thế nhưng, đến nay, mọi thứ vẫn như dậm chân tại chỗ.

Đánh giá về vấn đề này, theo TS,KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội - cho rằng: Vấn đề cải tạo chung cư cũ được xem là một trong những vấn đề nóng và phức tạp nhất hiện nay. Từ vài chục năm trở lại đây, đã có nhiều thí điểm về việc này, nhưng chưa có thí điểm nào trở thành đại trà, trở thành cái chung mà cả nước áp dụng được. Đơn cử, Hà Nội có quá nhiều chung cư cũ và hiện nay mới chỉ cải tạo được 1%. Tuy nhiên, việc cải tạo được 1% cũng đã là một thành công. Bởi cải tạo chung cư cũ không chỉ là vấn đề của từng tỉnh mà còn là của quốc gia, T.Ư.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các cơ chế, chính sách hiện nay vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cốt yếu trong quá trình cải tạo, xây dựng chung cư cũ. Sau 10 năm thực hiện, Nghị quyết 34, Nghị định 101 vẫn chưa đi vào thực tế và còn nhiều hạn chế. Nghị định 101 có đưa ra cơ chế cư dân đồng thuận lựa chọn chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn chủ đầu tư không phải vấn đề quan trọng. Lựa chọn phương án cải tạo mới là điểm cốt yếu. Việc này đụng chạm đến lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và cư dân sinh sống. Không giải quyết được bản chất vấn đề đó thì sẽ không giải quyết được vấn đề chung cư - GS. Võ nhấn mạnh.

Lớn - Khó - Phức tạp

Theo các chuyên gia, nhiều vướng mắc, bất cập có thể kể đến trong quá trình triển khai cải tạo chung cư cũ như: chưa có sự đồng thuận trong phương án đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng; quy định khống chế quy hoạch chiều cao xây dựng của khu vực trung tâm…

Đánh giá về những khó khăn trong việc cải tạo nhà chung cư cũ, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho rằng: Có thể thấy, vấn đề cải tạo chung cư có 3 chữ: Lớn (phạm vi toàn xã hội) - Khó (liên quan đến việc đan xen lợi ích) - Phức tạp (đụng chạm nhiều ngành, nhiều đối tượng).

Đưa ra giải pháp cho thực trạng này, TS,KTS. Đào Ngọc Nghiêm đã đề xuất 7 giải pháp. Đó là, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội cần nhận diện và phân loại rõ từng loại chung cư; trên cơ sở đó, chúng ta có trình tự thực hiện các dự án cải tạo chung cư cụ thể khác nhau, không thể có một khung chính sách chung cho tất cả các loại chung cư; phải xây dựng một tiêu chí đồng bộ, những vấn đề đã chỉ ra như trên phải nhận diện chứ đừng chỉ can thiệp vào một hạng mục nào đó; cần xem xét lại chỉ tiêu diện tích sàn ở/người; ngoài bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cần có chính sách mang lại lợi ích cho DN trên địa bàn toàn Thành phố và thuận lợi cho những người tự nguyện muốn ra khỏi chung cư; nên thành lập cơ quan độc lập trực thuộc của UBND Thành phố, phụ trách việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư; việc lập quy hoạch các khu chung cư phải là tổng thể cả khu vực, do cơ quan nhà nước lập kế hoạch chi tiết và phê duyệt, đồng thời có đề xuất giải pháp cân bằng lợi ích giữa các bên.

Theo Bộ Xây dựng, việc cải tạo chung cư cũ cần chú trọng vào các vấn đề như: quy hoạch, vốn, kế hoạch cụ thể và chính sách bồi thường. Nghị định 101 đã nói rõ cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn phương án bồi thường trình Thành phố phê duyệt.

LONG HOÀNG
Theo Báo Kiểm toán số 51 ra ngày 20-12-2018
Cùng chuyên mục
  • Ngân sách cho giáo dục đại học cần được phân bổ theo đơn đặt hàng của Nhà nước
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cơ chế phân bổ NSNN cho giáo dục đại học (GDĐH) đang rất phức tạp, manh mún, mang tính bình quân, chưa gắn với chất lượng và kết quả đầu ra. Việc thay đổi từ phương thức phân bổ NSNN theo dự toán sang phương thức Nhà nước đặt hàng đào tạo, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học là những biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi NSNN cho GDĐH hiện nay.
  • Mạnh dạn trao quyền tự chủ tài chính cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) là một trong những Bộ, ngành có số lượng đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) lớn nhất cả nước, trong đó, chỉ tính riêng hệ thống trường nghề đã chiếm tới trên 80% đơn vị của ngành (khoảng 2.000 trường). Với thực trạng hoạt động còn nhiều khó khăn, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường nghề được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức.
  • Hướng đến mục tiêu già hóa khỏe mạnh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhờ những thành quả tích cực của phát triển kinh tế, chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội, tuổi thọ người dân và tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh số NCT đang là thách thức đối với hệ thống y tế trong việc phải bảo đảm quyền, khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và an toàn cho NCT.
  • Công tác dân số đạt nhiều thành tựu nổi bật
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việt Nam hiện đang là một trong 5 nước đang phát triển có mức tử vong bà mẹ, trẻ em giảm nhanh nhất trên thế giới; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh; tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên… Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dân số thì các chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trước mắt, đặc biệt là các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).
  • Hơn 97% phụ nữ có thai được quản lý thai nghén
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 do Vụ Sức khỏe Bà mẹ- Trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức mới đây.
Cải tạo chung cư cũ - bài toán nan giải