Cần cân nhắc một số quy định trong lĩnh vực chăn nuôi

(BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng một số quy định trong Dự thảo còn bất cập, cần được xem xét, cân nhắc.



                
   

VCCI cho rằng cần xem xét, cân nhắc một số quy định trong lĩnh vực chăn nuôi -Ảnh minh họa: dangcongsan.vn

   

Cụ thể, tại Điều 32a Dự thảo quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, VCCI kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định đơn giản hơn theo hướng cho phép doanh nghiệp chỉ cầncó “văn bản xác nhận, chấp thuận” (quy định tại Điểm d, Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư), thay vì yêu cầu theo hướng cấp phép.

Trường hợp vẫn giữ lại quy định về cấp giấy chứng nhận, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục. “Việc quy định tổng thời gian thực hiện các thủ tục là35 ngày kểtừ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ cho đến khi đượccấp giấy chứng nhận như quy định tạiDự thảo là quá dài và hoàn toàn có thể rút ngắn hơn nữa bằng việc cơ quan quản lý áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện các thủ tục” - VCCI góp ý.

Bên cạnh đó, đối với quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính (quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2020/NĐ-CP), đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm một số quy định.

Thứ nhất, cơ quan tiếp nhận không được phép yêu cầu thêm thành phần hồ sơ so với những thành phần hồ sơ đã được quy định tại Nghị định này.

Thứ hai, với các bản dịch tiếng Việt từ tài liệu chữ nước ngoài, cho phép doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai hướng: cho phép doanh nghiệp tự dịch, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch, hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ công chứng bản dịch, khi đó cơ quan tiếp nhận không được phép từ chối hồ sơ vì lý do bản dịch không chính xác.

Ngoài ra, về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đốivới cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, tại Điều 8 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định như sau: Cục Chăn nuôi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu; Sở NN&PTNT có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi khác.

“Việc quy định thẩm quyền cấp phép của Cục Chăn nuôi thường sẽ gây tốn kém về chi phí và mất thời gian hơn cho các doanh nghiệp, so với Sở NN&PTNT cấp phép, trong khi đó, nếu các điều kiện kinh doanh được quy định đủ rõ ràng, minh bạch thì các Sở NN&PTNT hoàn toàn có thể thực hiện toàn bộ các công việc này” - VCCI nêu quan điểm.

Do đó, nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng giao toàn bộ thẩm quyền cấp phép cho các Sở NN&PTNT, trừ trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu, bên nhập khẩu./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Nguồn cung nhà ở thấp nhất trong vòng 5 năm
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Hà Nội, trong quý IV/2021, thị trường nhà ở ghi nhận lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ đều tăng; tuy nhiên, nguồn cung mới trên thị trường đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
  • Quy hoạch phát triển Lào Cai thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tỉnh Lào Cai đang được định hướng quy hoạch trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam (Trung Quốc), trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, công nghiệp luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch…
  • Infographic - Năm 2021: Tăng trưởng GDP đạt 2,58%
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (trong đó quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm 2020.
  • Infographic - Chỉ số giá tiêu dùng năm 2021 tăng 1,84%
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Giá xăng dầu, giá gas được điều chỉnh theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu cùng với nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội; giá dịch vụ giáo dục tăng do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Chính phủ… là những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021 tăng. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
  • Hà Nội phấn đấu thành lập 5 khu công nghiệp mới giai đoạn 2021-2025.
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Thành lập 2 - 5 khu công nghiệp mới, giai đoạn 2021-2025”.
Cần cân nhắc một số quy định trong lĩnh vực chăn nuôi