Cảng Nghệ Tĩnh: Hành trình vươn lên hội nhập quốc tế

(BKTO)- Cảng Nghệ Tĩnh là cảng biển truyền thống và là cảng Quốc tế quan trọng tại Nghệ An có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn rộng lớn, bao gồm 2 khu vực Cửa Lò và Bến Thủy. Với chiều dài gần 1.000m cầu cảng cùng các thiết bị hiện đại, hệ thống kho bãi tiêu chuẩn, cảng Nghệ Tĩnh luôn đáp ứng quá trình giao thương hàng hóa trong khu vực Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới.



Đầu mối giao thương đường thủy quan trọng

Cảng Nghệ Tĩnh với quy mô 8 bến, cho phép tàu từ 3 - 5 vạn tấn ra vào cảng, công suất xếp dỡ đạt 5 - 6 triệu tấn/năm, tạo việc làm cho hơn 500 lao động và nạp ngân sách khá lớn cho tỉnh Nghệ An.

Ông Lê Doãn Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Nghệ Tĩnh cho biết: Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19, Cảng Nghệ Tĩnh đã nỗ lực vượt qua, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạt được nhiều kết quả khả quan. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2020 ước đạt 4.224.375 tấn, tăng 11,72% so với năm 2019 và tăng 11,17% so với kế hoạch. Doanh thu từ hoạt động khai thác cảng năm 2020 đạt 197 tỷ 686 triệu đồng, tăng 8,06% so với năm 2019 và tăng 6,86% so với kế hoạch năm.
                
   

Tàu hàng nước ngoài cập bến cảng Cửa Lò

   

Năm 2021, Cảng Nghệ Tĩnh quyết tâm phấn đấu với sản lượng hàng hoá đạt xấp xỉ 5 triệu tấn. Lãnh đạo Cảng chú trọng tăng cường công tác thị trường, chăm sóc khách hàng bằng các giải pháp năng động, nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp với các hãng tàu container cung cấp thêm dịch vụ gia tăng. Nhờ vậy, đã thu hút thêm được nguồn hàng quá cảnh khá lớn từ Lào, Đông Bắc Thái Lan và miền Tây Nghệ An thông qua cảng.

Cảng Cửa Lò (thuộc Cty CP Cảng Nghệ Tĩnh) với nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa, cũng là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải của các khách hàng. Đây còn là nơi neo đậu, tránh trú bão cho các tàu thuyền. Mặc dù đã có một vài cảng chuyên ngành, nhưng cảng Cửa Lò vẫn là cảng chủ lực trong vận tải biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
                
   

Cảng Cửa Lò là cảng chủ lực trong vận tải biển tại địa bàn Nghệ An

   

Đầu xuân năm mới 2021, Con tàu xuất hành cập Cảng Cửa Lò đầu tiên là tàu Navigator của Công ty Vận tải Toàn cầu đến từ TP Hồ Chí Minh. Tàu vận chuyển 8.000 tấn hàng hóa. Nhờ dịch vụ xếp dỡ bằng thiết bị container siêu trường, siêu trọng, đã giải phóng tàu nhanh, được khách hàng bằng lòng và tin cậy.

Tháo gỡ khó khăn, vươn lên chuyên nghiệp hiện đại

Trong nhiều năm qua, Cảng Cửa Lò đã đầu tư và xây dựng với tốc độ thần tốc các bến số 5, số 6, tổng vốn lên tới gần 500 tỷ đồng. Bến số 5 là bến đáp ứng cho cỡ tàu lớn nằm ở phía hạ lưu, khống chế không gian phía biển. Nhờ vậy không bị cản trở bởi hoạt động của tàu đánh cá, rất thuận tiện cho các tàu cỡ lớn vào ra bốc dỡ hàng. Do đó, bến số 5 như là một điểm nhấn cho việc thu hút thêm khách hàng, đặc biệt là hàng hóa có trọng lượng lớn..

Điều đáng quan tâm hiện nay là Cảng vẫn còn gặp nhiều khó khăn tại một số điểm cầu cảng. Tại các bến số 3, 4 và số 5 Cửa Lò, có rất nhiều tàu cá của ngư dân cố tình chiếm chỗ neo đậu của tàu chở hàng vào cảng. Mà đặc biệt tại những bến nước sâu, nơi neo đậu bốc dỡ hàng hóa từ các tàu lớn của nước ngoài, cũng bị tàu cá của ngư dân chiếm chỗ. Tàu cá của người dân thường chiếm dụng cầu Cảng tại Cửa Lò làm nơi neo đậu, gây nhiều cản trở trong việc khai thác cầu cảng, an toàn hàng hải và an ninh trật tự bến cảng.
                
   

Tàu của ngư dân chiếm dụng cầu cảng gây cản trở trong việc khai thác cầu cảng

   

Được biết, thị xã Cửa Lò đã được UBND tỉnh Nghệ An cho phép thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu cảng và nơi neo đậu tàu thuyền cho ngư dân. Dự án được thực hiện các điểm tại khối 6, phường Nghi Tân và 1 phần diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Nghi Quang. Dự án bao gồm 2 hạng mục: Nạo vét luồng lạch và làm cầu tàu neo đậu cho khoảng trên 500 tàu thuyền đánh bắt xa bờ và gần bờ, tổng dự toán xấp xỉ 14,5 tỷ đồng. Nhưng cho đến nay, tiến độ thực hiện chưa đạt theo yêu cầu của Dự án.

Mong rằng, Ban lãnh đạo Cảng Nghệ Tĩnh cùng Cấp ủy, chính quyền sở tại, cần có biện pháp để sớm hoàn thành xây dựng bến cá mới. Đây cũng là ước muốn của ngư dân tại vùng biển kinh tế sôi động này, đồng thời đáp ứng yêu cầu công suất khai thác Cảng biển, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải theo thông lệ Quốc tế.

Bài và ảnh: HOÀNG HÀ
Cùng chuyên mục
  • Công cuộc chuyển đổi số đang có những tín hiệu đáng mừng
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia top đầu có sự tăng trưởng hai con số cho nền kinh tế số, trong đó, Việt Nam đạt tổng giá trị 14 tỷ USD với mức tăng trưởng ngành thương mại điện tử là 46%.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Mặc dù lãi suất cho vay đã hạ thấp, nhưng trên thực tế còn khá nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.
  • Có nên áp dụng nâng lô giao dịch tối thiểu ?
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa đề xuất thực hiện nâng lô giao dịch tối thiểu từ 100 lên 1.000 CP, với lập luận việc này sẽ giảm 40-50% số lệnh giao dịch, giúp giảm tải hệ thống và giải quyết tình trạng nghẽn lệnh giao dịch hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp này đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận.
  • Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đối mặt nguy cơ khan hiếm vật liệu
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiện nay, nhiều đoạn tuyến thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang đối mặt với nguy cơ khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng (VLXD) để thi công. Điều này khiến các cơ quan chức năng cũng như đơn vị quản lý lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án.
  • Thị trường M&A vẫn sôi động  bất chấp đại dịch
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong nửa cuối năm 2020, số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đã tăng 18% và tổng giá trị thương vụ tăng tới 94%, trong đó, lượng giao dịch quy mô lớn tăng gấp đôi. “Định giá các thương vụ M&A đang tăng mạnh với mức cao và cạnh tranh lớn đối với các tài sản công nghệ hoặc tài sản số đang thúc đẩy các thương vụ toàn cầu” - Báo cáo về xu hướng ngành M&A toàn cầu do PwC công bố mới đây đưa ra nhận định.
Cảng Nghệ Tĩnh: Hành trình vươn lên hội nhập quốc tế