Chính phủ ký kết 6 hiệp định vay nước ngoài khoảng 531,79 triệu USD

(BKTO) – Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Chính phủ thực hiện ký kết 6 hiệp định vay nước ngoài với Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá ký kết khoảng 531,79 triệu USD.

hcm.jpg
Tháng 7/2023, đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 898 tỷ đồng, trong đó, cấp phát khoảng 790 tỷ đồng và cho vay lại khoảng 108 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong tháng 7/2023, Chính phủ thực hiện ký kết 3 hiệp định vay Chính phủ Nhật Bản, với tổng giá trị 434,45 triệu USD.

Trong đó, chương trình "Hỗ trợ ngân sách chung để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hậu Covid-19" là 356,2 triệu USD.

Dự án "Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương" là 44,48 triệu USD.

Dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 1)" là 33,76 triệu USD.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Chính phủ thực hiện ký kết 6 hiệp định vay nước ngoài với Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá ký kết khoảng 531,79 triệu USD.

Cũng theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, trong tháng 7/2023, đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 898 tỷ đồng, trong đó cấp phát khoảng 790 tỷ đồng và cho vay lại khoảng 108 tỷ đồng.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, rút vốn vay nước ngoài khoảng 16.762 tỷ đồng (tương đương 711 triệu USD), đạt gần 18,4% kế hoạch; trong đó, cấp phát khoảng 12.216 tỷ đồng (tương đương 518,1 triệu USD), cho vay lại khoảng 4.546 tỷ (tương đương 192,9 triệu USD).

Tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 28/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025, dự kiến năm 2023, cả nước huy động vốn vay là 644.409 tỷ đồng, vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương 430.500 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương 190.515 tỷ đồng, vay về cho vay lại 23.394 tỷ đồng.

Qua tổng hợp trong tháng 7/2023, tổng vay trong nước và nước ngoài của Chính phủ khoảng 24.877 tỷ đồng; trong đó, vay cho ngân sách trung ương khoảng 24.769 tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 108 tỷ đồng.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, tổng vay trong nước và nước ngoài khoảng 235.479 tỷ đồng, bằng 36,5% kế hoạch; trong đó, vay cho ngân sách trung ương khoảng 230.933 tỷ đồng, bằng 37,2% kế hoạch vay của ngân sách trung ương, vay về cho vay lại khoảng 4.546 tỷ đồng, đạt 19,4% kế hoạch vay lại.

Cho đến nay, tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 210.421 tỷ đồng, trong đó, trả nợ trực tiếp khoảng 193.979 tỷ đồng (64,3% kế hoạch), trả nợ cho vay lại khoảng 16.442 tỷ đồng (48,5% kế hoạch)./.

Cùng chuyên mục
  • Thu hút hợp tác công - tư: Từ chính sách đến thực tiễn
Bài 2: Dấu ấn PPP vẫn… nhạt, do đâu?
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Những bất cập, hạn chế về cơ chế, chính sách cũng như thực tiễn triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) mà Kiểm toán nhà nước (KTNN) và nhiều chuyên gia, nhà quản lý chỉ ra đang là “rào cản” khiến phương thức đầu tư này chưa thực sự phát huy hiệu quả như kỳ vọng.
  • Làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong phát triển năng lượng
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Chiều 27/07, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Thu hút hợp tác công - tư: Từ chính sách đến thực tiễn
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Là một trong các phương thức huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đã và đang trở thành mô hình hợp tác có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước (NSNN). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động nguồn lực đầu tư PPP đang gặp nhiều trở ngại, cũng như quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả đầu tư.
  • Thu hút nguồn lực, công nghệ đầu tư vào lĩnh vực y, dược
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Hiện nay, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực y dược đã có nhiều thay đổi theo hướng tập trung vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ... Do đó, Việt Nam cần có những cách tiếp cận mới nhằm thu hút tốt nguồn lực, công nghệ đầu tư vào lĩnh vực này.
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị bố trí vốn đầu tư cho dự án lưới điện Côn Đảo
    9 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 25/7, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất được cấp vốn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai dự án điện lưới ra Côn Đảo.
Chính phủ ký kết 6 hiệp định vay nước ngoài khoảng 531,79 triệu USD