Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tại Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III, diễn ra vào ngày 26/12.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểutại Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III. Ảnh: TTXVN |
Báo cáo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho thấy, hiện nay, cả nước có hơn 16.000 luật sư, hơn 4.000 tổ chức hành nghề luật sư; chất lượng đội ngũ luật sư từng bước được nâng cao…
Về kết quả cung cấp dịch vụ pháp lý, trong giaiđoạn2015-2021, đội ngũ luật sư Việt Nam đã tham gia vào hơn 81.000 vụ án hình sự, hơn 67.000 vụ việc dân sự, tư vấn pháp luật đối với hơn 490.000 vụ việc, tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho gần 162.000 vụ việc.
Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đội ngũ luật sư trong cả nước đã nỗ lực hoạt động, cống hiến, góp phần bảo vệ công lý, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng nhìn nhận, nghề luật sư đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức, tỷ lệ luật sư trên số dân ở nước ta vẫn ở mức thấp so với các nước phát triển trên thế giới; chất lượng hành nghề luật sư chưa đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động tranh tụng và yêu cầu của dịch vụ tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế; phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ luật sư chưa cao, chưa chuyên nghiệp…
Nhấn mạnh nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề, Chủ tịch nước nêu rõ yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, của nhân dân đối với nghề luật sư và đội ngũ luật sư ngày càng cao hơn.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh, trước hết, luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, luật sư có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thời bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích hợp phápcủa Nhà nước.
Mặt khác, luật sư phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phải biết nói không với tiêu cực, tuyệt đối không tiếp tay, không tham gia chạy án, không có hành vi trái với quy định pháp luật.
Đặc biệt, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cầnphát triển đội ngũ luật sư theo hướngđặt trọng tâm vào việcnâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần khuyến khích đội ngũ luật sưnỗ lực học tập, nghiên cứu về tất cảcác mặt như trình độngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kiến thứcchuyên môn vềpháp luật quốc tế, luật pháp của các nước... để có thể đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệptrong bối cảnhmới.
Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế về luật sư, tạo điều kiện để luật sư Việt Nam giao lưu học hỏi kinh nghiệm quốc tế, chủ động và tích cực tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các tranh chấp pháp lý quốc tế…/.