Chủ tịch Quốc hội: Cá thể hóa trách nhiệm trong triển khai 5 dự án quan trọng quốc gia

(BKTO) – Sáng 06/6, phát biểu thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư 03 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) và chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cùng với việc cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, cá thể hoá trách nhiệm trong quá trình triển khai các dự án.



                
   

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu thảo luận tại tổ sáng 06/6. Ảnh: TTXVN

   

Băn khoăn về cân đối nguồn vốn, áp dụng cơ chế đặc thù

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết, cấp bách đầu tư các dự án. Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về khả năng cân đối nguồn vốn, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, năng lực quản lý dự án, tiến độ triển khai… trong bối cảnh triển khai đồng loạt nhiều dự án.

Đại biểu Lại Văn Hoàn (Đoàn Thái Bình) băn khoăn, hiện nay, cùng một lúc chúng ta triển khai rất nhiều dự án đường cao tốc. Trong bối cảnh đó, giá nguyên vật liệu, lạm phát, khả năng hấp thụ vốn, giải ngân vốn đầu tư công cũng như năng lực về thi công, khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư dự án sẽ tác động đến tiến độ thi công; đặc biệt là việc phải tập trung nguồn lực rất lớn cho các dự án này. Do đó, cần phải có đánh giá, báo cáo và làm rõ để bảo đảm tiến độ hoàn thành đúng thời hạn, bởi thực tế thời gian qua, các dự án giao thông đã lùi thời hạn rất nhiều.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị làm rõ khâu cam kết bố trí vốn của các địa phương.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) đề nghị, khi triển khai các dự án giao thông trên, các cơ quan của Chính phủ cần tính đến nguồn nguyên vật liệu khi tăng giá, đặc biệt là tránh tăng giá đột biến từ 30-40%. Mặt khác, quá trình đấu thầu cũng cần đảm bảo đúng quy định giá nguyên vật liệu, thiết bị thi công trên thị trường. Ngoài ra, các Bộ, ngành cũng nên có sự đánh giá về tác động môi trường, cũng nhưđánh giá kỹ tác động về mặt xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - DN - người dân, đặc biệt là những tác động đến người dân, đảm bảo sinh kế của người dân khi thu hồi đất.

Tình thế đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, về chủ trương đầu tư các dự án thì “không có gì phải bàn” vì toàn là các dự án cấp bách, động lực, lan toả vùng, kết nối các địa phương. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng đã đồng ý về chủ trương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các cơ quan của Quốc hội đã xem xét hết sức thận trọng, kỹ lưỡng từng dự án.
                
   

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ sáng 06/6. Ảnh: Đ. KHOA

   

Chia sẻ băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội cho rằng, có xu hướng mở rộng cơ chế chính sách đặc thù áp dụng trong 5 dự án trên, có thể dẫn đến những hệ luỵ phức tạp về pháp lý, về tổ chức triển khai thực hiện và gây hệ luỵ tiêu cực về quản lý, quản trị dự án, làm giảm hiệu quả dự án và không đạt được mục tiêu đề ra; Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Trong giai đoạn đặc biệt hiện nay, khi chúng ta vừa trải qua rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 và đang phải thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội thì cần có những quyết sách đặc biệt, đặc thù, khác với quy định của pháp luật hiện hành để triển khai các dự án này. Tình thế đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt.

Bên cạnh việc cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, phải nâng cao trách nhiệm, cá thể hoá trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu và cá thể hoá trách nhiệm trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện.

Theo Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH đã kết luận rất rõ và sẽ thể hiện trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về trách nhiệm thực hiện. Địa phương phải cam kết trước Chính phủ về việc bố trí vốn, còn Chính phủ phải cam kết với Quốc hội.

Cam kết này cũng rất chặt chẽ: Một là, tổng số vốn bố trí là bao nhiêu; hai là, phân kỳ đầu tư như thế nào, nếu trong trường hợp phải điều chỉnh vốn đầu tư thì địa phương cũng phải cam kết bố trí phần vốn tương ứng để hoàn thành dự án; ba là, cam kết vốn ngân sách của địa phương phải nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương.

“Chúng ta trao quyền nhiều thì phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, cá thể hoá trách nhiệm, tránh những hệ luỵ xấu có thể xảy ra” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, hồ sơ các dự án trình Quốc hội lần này đã có sự thay đổi rất lớn về thời hạn hoàn thành từng dự án. Theo đó, UBTVQH chỉ ưu tiên đặc biệt nhất về nguồn vốn và tiến độ đối với dự án đường Vành đai 3 để cơ bản hoàn thành trong năm 2025, quyết toán và đưa vào sử dụng trong năm 2026.

04 dự án còn lại, UBTVQH đề xuất và Chính phủ đã thống nhất giãn tiến độ ít nhất là 1 năm để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện, không gây căng thẳng về nguồn vốn; đồng thời dành một nguồn vốn nhất định của giai đoạn này để đầu tư cho một số dự án động lực của địa phương khác.
Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm, tặng quà người cao tuổi tỉnh Hải Dương
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Nhân dịp kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (06/6/1941 - 06/6/2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm mô hình người cao tuổi làm kinh tế giỏi tại Hợp tác xã Tân Minh Đức, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; thăm, tặng quà người cao tuổi tiêu biểu của tỉnh Hải Dương vào ngày 05/6.
  • Trình Quốc Hội xem xét đầu tư 05 dự án quan trọng quốc gia
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 06/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư giai đoạn 1 các dự án và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư giai đoạn 1 các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
  • Thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) – Chiều 06/6, với 88,18% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Theo Nghị quyết, ngoài việc giám sát tối cao 2 chuyên đề, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
  • Ngày 05/6, số ca mắc Covid-19 mới chỉ còn 685 ca
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tính từ 16h ngày 04/6 đến 16h ngày 05/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 685 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 685 ca ghi nhận trong nước (giảm 196 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 505 ca trong cộng đồng).
  • 3 biện pháp có thể kiềm chế tối đa mức tăng giá xăng dầu
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thông tin chi tiết về 3 biện pháp có thể kiềm chế tối đa mức tăng giá xăng dầu.
Chủ tịch Quốc hội: Cá thể hóa trách nhiệm trong triển khai 5 dự án quan trọng quốc gia