Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 1560: Căn cứ pháp lý quan trọng đối với cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

(BKTO) - Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (CMKTNN) 1560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, nằm trong số 39 CMKTNN được ban hành ngày 15/7 theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN của KTNN và có hiệu lực kể từ ngày 15/9 tới. Nội dung CMKTNN 1560 nói riêng và hệ thống CMKTNN nói chung là căn cứ pháp lý quan trọng để các Kiểm toán viên (KTV) nhà nước thực hiện tốt các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC).




CMKTNN 1560 là căn cứ quan trọng để thực thiện tốt các cuộc kiểm toán BCTC Ảnh: PV

Hướng tiếp cận khác biệt với Chuẩn mực kiểm toán độc lập

Trong phần Quy định chung, CMKTNN 1560 có trình bày cơ sở xây dựng của Chuẩn mực dựa trên các CMKTNN số 100, 200 và ISSAI 1560 của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI). Trong khi đó, Chuẩn mực kiểm toán độc lập số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC (VSA 560) không trình bày nội dung này. Đây cũng chính là một cách tiếp cận khác biệt rất rõ nét trong Chuẩn mực này nói riêng cũng như hệ thống 39 CMKTNN nói chung so với Hệ thống các Chuẩn mực kiểm toán độc lập đã ban hành và áp dụng.

CMKTNN 1560 đã đưa ra cách tiếp cận khác với VSA 560 bằng cách nêu rõ mục đích và phạm vi áp dụng của Chuẩn mực gắn liền với nhau. Trong khi đó ở VSA 560, phạm vi chuẩn mực được nêu lên đầu tiên song lại tách biệt với “mục tiêu” bởi khái niệm về “các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán”.

Trong mục “Giải thích thuật ngữ”, CMKTNN 1560 giải thích cụ thể 3 thuật ngữ là: Ngày kết thúc kỳ kế toán, ngày phê duyệt BCTC, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Còn VSA 560 giải thích cụ thể 5 thuật ngữ với 2 khái niệm chỉ dẫn là: Ngày lập Báo cáo kiểm toán (BCKT) và ngày công bố BCTC. Tuy nhiên, cả 2 Chuẩn mực này đều nhất quán về định nghĩa đối với sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đó là những sự kiện phát sinh kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT và những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT.

Các sự kiện phát sinhsau ngày kết thúc kỳ kế toán

Theo VSA 560, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán bao gồm: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT; những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC; những sự việc mà KTV biết được sau ngày công bố BCTC. Trong khi đó, CMKTNN 1560 quy định các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán bao gồm: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT; những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT.

Có thể thấy, từ giai đoạn “sau ngày kết thúc kỳ kế toán cho đến ngày lập BCKT”, CMKTNN 1560 và VSA 560 đều có những điểm tương đồng khi ban hành những quy định và hướng dẫn cụ thể các thủ tục kiểm toán để thu thập các bằng chứng đánh giá về các sự kiện đã tồn tại đến ngày kết thúc kỳ kế toán và các sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

Liên quan đến “những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập BCKT”, giữa CMKTNN 1560 và VSA 560 có sự khác biệt rất rõ. Theo đó, VSA 560 đã đưa ra các hướng dẫn khá cụ thể về trách nhiệm của KTV độc lập trong trường hợp sau ngày lập BCKT song vẫn xảy ra một số sự việc dẫn đến phải có thuyết minh hoặc điều chỉnh.Tuy nhiên với đặc thù trong lĩnh vực công, mà hệ thống pháp luật và các quy định liên quan có thể cấm các đơn vị sửa đổi BCTC thì CMKTNN 1560 đã đưa ra hướng dẫn: KTVNN phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết làm cơ sở quyết định xem có cần điều chỉnh BCKT không. Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì phải đính chính và đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định việc đính chính BCKT cho phù hợp (đoạn 11). CMKTNN 1560 và VSA 560 đều chung quan điểm thống nhất khi phân loại sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán dựa trên cơ sở việc các khuôn khổ về lập và trình bày BCTC chia sự kiện này thành 2 loại; đó là những sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán và những sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Đặc biệt, tại đoạn 6 của VSA 560 và CMKTNN 1560 đều nhấn mạnh trách nhiệm của KTV đó là: “Phải thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc KTV đã nhận biết toàn bộ các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC”.

Có thể thấy, CMKTNN 1560 nói riêng và hệ thống 39 CMKTNN mới nói chung đã thực sự khắc phục được một số nhược điểm về cách thức trình bày, sắp xếp các nội dung theo định hướng đơn giản, tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng tiếp cận và vận dụng nội dung Chuẩn mực so với hệ thống Chuẩn mực kiểm toán độc lập. Tuy còn vài khác biệt nhỏ về khía cạnh nội dung, song về cơ bản CMKTNN 1560 và VSA 560 nhất quán về nội dung phân loại sự kiện phát sinh, trách nhiệm của KTV, hướng dẫn một số thủ tục kiểm toán cơ bản để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Hy vọng rằng CMKTNN 1560 nói riêng và hệ thống 39 CMKTNN nói chung có hiệu lực từ ngày 15/9/2016 sẽ tạo lập được một nền tảng pháp lý quan trọng, vững chắc, góp phần hỗ trợ các đơn vị của KTNN trong việc thực thi các cuộc kiểm toán BCTC chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới.

CMKTNN 1560 bao gồm 2 phần lớn (Quy định chung và Nội dung Chuẩn mực) với 12 đoạn. Trong đó phần Quy định chung với 4 đoạn giới thiệu về “Cơ sở xây dựng Chuẩn mực” và “Mục đích, phạm vi áp dụng”, “Giải thích thuật ngữ của Chuẩn mực”; phần Nội dung Chuẩn mực với hướng dẫn cụ thể gồm 8 đoạn với 2 nội dung chính của sự kiện, đó là: “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập Báo cáo kiểm toán” và “Những sự việc mà KTVNN biết được sau ngày lập Báo cáo kiểm toán”; ngoài ra là phần yêu cầu về “tài liệu, hồ sơ kiểm toán” có liên quan khi vận dụng Chuẩn mực trong quá trình kiểm toán.

Bố cục của VSA 560 được chia làm 3 phần: Quy định chung, Nội dung Chuẩn mực và Hướng dẫn áp dụng. Riêng phần Quy định chung và Nội dung Chuẩn mực bao gồm 17 đoạn và riêng phần Hướng dẫn áp dụng có 18 đoạn (A1 đến A18).

TS. PHAN THANH HẢI - Trưởng khoa Kế toán, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước: DNNN cần khắc phục  nhiều hạn chế, bất cập
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Từ kết quả kiểm toán năm 2015 về niên độ tài chính 2014 của 234 DN thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty cho thấy, các DNNN cần phải nỗ lực để vượt qua khó khăn, đồng thời khắc phục, chấn chỉnh nhiều tồn tại, hạn chế để hướng tới mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần vào việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế.
  • ASOSAI góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Kiểm toán Nhà nước
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Là một ngành còn tương đối trẻ trong tổ chức nhà nước Việt Nam, với phương châm tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để tăng cường năng lực nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển, kể từ khi thành lập tới nay, KTNN Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế. Từ năm 1997, KTNN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực châu Á (ASOSAI). Kể từ đó, việc tiếp cận các kinh nghiệm kiểm toán quốc tế tiên tiến và thông lệ tốt của ASOSAI đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của KTNN, hoàn thiện, tăng cường và nâng cao năng lực thể chế của KTNN theo từng giai đoạn.
  • KTNN chỉ rõ nhiều tồn tại trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 26/8, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng đã chủ trì buổi họp báo công bố Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 về niên độ tài chính - ngân sách 2014 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2014 của KTNN. Đồng chủ trì buổi họp báo có ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Dương Quốc Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp KTNN. Đông đảo các phóng viên của gần 100 cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN đã đến tham dự.
  • Truy thu thuế TTĐB năm 2013: Sabeco nghiêm túc thực hiện kiến nghị kiểm toán
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - 10 tháng sau khi Báo cáo kiểm toán Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) năm 2014 về niên độ tài chính 2013 được phát hành, trong đó KTNN có kiến nghị truy thu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) năm 2013 số tiền 408,8 tỷ đồng đối với 9 đơn vị của Sabeco, tất cả các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện nộp đủ toàn bộ số tiền KTNN kiến nghị vào NSNN.
  • Hệ thống Chuẩn mực KTNN: Bước tiến mới trong hoạt động kiểm toán Việt Nam
    7 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - 39 Chuẩn mực KTNN (CMKTNN) đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước ký ban hành theo Quyết định 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7. Hệ thống Chuẩn mực này về cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và là một bước tiến mới trong hoạt động kiểm toán của KTNN.
Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 1560: Căn cứ pháp lý quan trọng đối với cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính