Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo hướng hợp lý, hiệu quả

(BKTO) - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

   

Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể là: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm.Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP. Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP…

Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, NSNN, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập.

Về cơ cấu lại đầu tư công, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; cải thiện các yếu tố để tăng cường năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, đảm bảo đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN 4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.

Nghiên cứu xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.

Về cơ cấu lại NSNN, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ NSNN để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật NSNN trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.

Đối với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới.

Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022 và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Phát triển các thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực

Nhiệm vụ, giải pháp thứ hai được nêu tại Nghị quyết là phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Về phát triển thị trường tài chính, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm đa dạng các định chế tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm…

Nghiên cứu xây dựng chính sách, pháp luật khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Xây dựng Chiến lược tài chính đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan nghiên cứu báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm trình Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022-2023.

Đối với phát triển thị trường quyền sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013 báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành vào năm 2022. Xây dựng Đề án tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường mở rộng dịch vụ công trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý chặt chẽ quỹ đất công, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư...

Để phát triển thị trường lao động, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

Nhiệm vụ, giải pháp thứ ba là phát triển lực lượng DN; thúc đẩy kết nối giữa DN thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế./.
HỒNG NHUNG

Cùng chuyên mục
  • Ngày 13/4, thêm 24.623 ca nhiễm Covid-19 mới
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) – Theo Bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 12/4 đến 16h ngày 13/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 24.623 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 24.623 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 19.823 ca trong cộng đồng).
  • Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Thông tin tại buổi gặp mặt báo chí về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, do Bộ Y tế tổ chức sáng 13/4, GS,TS. Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dự kiến sang tuần sau, cả nước sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhóm trẻ từ 5-11 tuổi. Dự kiến trong quý II/2022, Việt Nam sẽ tiêm vắc xin cho khoảng 8,2 triệu trẻ.
  • Phát triển huyện Hóc Môn và Củ Chi để mở rộng không gian phát triển của TP. Hồ Chí Minh
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi phát triển còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của TP. Hồ Chí Minh, do đó, việc tăng cường đầu tư vào 2 huyện này sẽ giúp TP. Hồ Chí Minh giải được bài toán mở rộng không gian phát triển một cách cân bằng, thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn lực phát triển.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cho biết, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động, hình thức đa dạng, phong phú từ ngày 15/4 đến ngày 01/5/2022.
  • Quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng khiếu kiện
    2 năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chiều 12/4, Đảng đoàn Quốc hội làm việc với Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Ban chỉ đạo).
Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo hướng hợp lý, hiệu quả