Cổ phần hóa, thoái vốn tại Danh nghiệp nhà nước: Không quyết liệt thì không thể hoàn thành kế hoạch

(BKTO) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018, cả nước sẽ cổ phần hóa (CPH) 64 DN nhưng chỉ có 23 DN được phê duyệt phương án. Về thoái vốn, năm 2018 chỉ thực hiện thoái vốn tại 57 DN, chưa bằng 1/3 số DN phải thoái vốn theo kế hoạch.



Cổ phần hóa, thoái vốn chậm, nhiều doanh nghiệp lớn xin lùi thời hạn

Tại cuộc họp báo về kết quả cơ cấu lại, CPH DNNN năm 2018 và giải pháp đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, CPH DNNN năm 2019 do Bộ Tài chính vừa tổ chức, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính - cho biết, tiến độ CPH và thoái vốn nhà nước hiện chưa đạt kế hoạch.

Cụ thể, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018, cả nước sẽ CPH 64 DN, nhưng đến cuối năm, chỉ có 23 DN được phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 31.706 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 16.739 tỷ đồng.

Tương tự, tiến độ thoái vốn nhà nước tại các DN cũng chậm không kém. Năm 2018, cả nước chỉ thoái vốn tại 57 DN, trong khi theo kế hoạch là phải thoái vốn tại 181 DN. Những tháng đầu năm 2019 cũng chưa có DN nào thực hiện thoái vốn.

Như vậy, năm 2017 và 2018, tiến độ CPH và thoái vốn nhà nước chỉ đạt 30% kế hoạch. Không những thế, mới đây, một số DNNN như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone… còn có văn bản xin lùi tiến độ CPH.

Theo lãnh đạo Cục Tài chính DN, nguyên nhân khiến các DN chật vật khi CPH, thoái vốn là do vướng mắc về đất đai và tài chính. Về đất đai, vướng mắc chủ yếu là do đất chưa đủ giấy tờ chứng nhận, chưa xác lập quyền sử dụng đất. Về tài chính, việc xác định giá tài sản DN cũng gây khó khăn cho việc CPH như trường hợp của Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Tiến độ CPH và thoái vốn chậm trễ không chỉ do DN mà còn có phần do địa phương. Không ít địa phương rất chậm chạp trong việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, khiến DN không kịp thời tính được giá trị đất vào giá trị DN.

Đặc biệt, đối với những dự án đang thua lỗ, việc thoái vốn càng khó khăn hơn nữa. Đó là trường hợp Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện thoái vốn tại Nhà máy Bột giấy Phương Nam, dù đã đấu giá 3 - 4 lần mà vẫn không có nhà đầu tư nào mua. Hay Tổng công ty Thép Việt Nam muốn thoái vốn ở Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 nhưng lại chưa bán được vì còn phải xử lý tranh chấp pháp lý giữa nhà thầu và chủ đầu tư…

Theo Cục trưởng Đặng Quyết Tiến, việc CPH, thoái vốn phải công khai, minh bạch và để thị trường định giá. Những dự án thua lỗ mà bán giá cao thì không nhà đầu tư nào mua. “Nếu DN đã đầu tư sai, thực chất có 10 đồng nhưng lại đôn lên 20 đồng rồi mong muốn bán với mức giá đó thì không thể được. Thị trường sẽ định giá và trả giá”.

Rốt ráo đốc thúc các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đúng hẹn

Theo kế hoạch, giai đoạn 2017-2020, cả nước phải CPH 127 DN, trong đó, năm 2018 mới có 23 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH (kế hoạch là 64 DN). Như vậy, năm 2019, nước ta phải CPH 18 DN, năm 2020 phải CPH 1 DN, cộng với hơn 40 DN phải CPH trong năm 2018 dồn sang, nghĩa là còn hơn 60 DN phải CPH đến hết năm 2020.

Lãnh đạo Cục Tài chính DN bày tỏ lo lắng: Chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường nhưng mới thực hiện được non nửa kế hoạch CPH. Do đó, nếu không có biện pháp quyết liệt thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch CPH, thoái vốn của giai đoạn 2016-2020.

Để thực hiện nhiệm vụ này, trong quý I/2019, Bộ Tài chính đã rốt ráo đốc thúc các địa phương rà soát và giải quyết các vướng mắc về đất đai. Ông Tiến cho rằng: Vấn đề đất đai trong quá trình CPH và thoái vốn được giải quyết nhanh hay chậm phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Bởi lẽ, địa phương chịu trách nhiệm về việc xây dựng phương án quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất, tính giá đất.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, năm 2019, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN phải hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các DN thuộc lĩnh vực quản lý. Thủ trưởng, người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện đúng tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, các DNNN thuộc diện CPH cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng, để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trình UBND cấp tỉnh về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN CPH theo đúng quy định.

Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng Chỉ thị về việc tăng cường sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với các DN khi CPH, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về quy trình phê duyệt đất đai khi CPH.

Hạn chót để các DN chưa thực hiện CPH theo tiến độ phải nộp hồ sơ giải trình cho cơ quan chức năng là ngày 31/3. Sau đó, Chính phủ sẽ rà soát danh sách để ban hành danh mục DN phải CPH đến hết năm 2020, danh mục này có điều chỉnh so với kế hoạch trước đây. Khi đó, DN nào trễ hẹn sẽ phải chịu kỷ luật theo quy định.

THÙY ANH
Theo Báo Kiểm toán số 14 ra ngày 04-4-2019
Cùng chuyên mục
  • Xu thế mới của thị trường bất động sản
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2019 được đánh giá là sẽ có nhiều thách thức nhưng cũng tạo cơ hội bứt phá cho các DN biết tận dụng, đón đầu được xu thế của thị trường.
  • Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dung lượng thị trường và nhu cầu tiêu dùng đối với nhóm hàng nông sản của Trung Quốc rất lớn. Điều này đã tạo ra lực hút và sự quan tâm của những quốc gia có thế mạnh sản xuất nông sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, DN Việt phải nâng cao chất lượng cũng như thay đổi phương thức xuất khẩu.
  • Phát triển giao thông vận tải đường thủy để giảm chi phí logistics
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông, Việt Nam có nhiều thế mạnh về bờ biển, đường thủy nội địa, lẽ ra, đường thủy phải là giao thông chủ lực để vận tải hàng hóa và hành khách. Tuy nhiên, thời gian qua, giao thông vận tải (GTVT) đường bộ phát triển rất mạnh, còn giao thông đường thủy lại giảm dần tỷ trọng. Vì vậy, cần đầu tư, phát triển hơn nữa vận tải đường thủy nội địa, từ đó giảm chi phí logistics.
  • Đổi mới phương thức quản lý an toàn thực phẩm
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm hơn 95% số thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời chuyển từ tiền kiểm sang tăng cường hậu kiểm… là những đổi mới căn bản của ngành y tế trong quản lý an toàn thực phẩm nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho DN kinh doanh thực phẩm, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
  • DNNVV khởi nghiệp sáng tạo – nắm bắt thời cơ phát triển
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm tạo cơ hội và làm rõ thách thức tăng trưởng của DN nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo, qua đó chia sẻ cơ hội, bài học thành công và các giải pháp để DNNVV có thể vận dụng, kêu gọi vốn đầu tư và tăng trưởng thành công, sáng 5/4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức hội thảo “DNNVV khởi nghiệp sáng tạo- nắm bắt thời cơ phát triển”
Cổ phần hóa, thoái vốn tại Danh nghiệp nhà nước: Không quyết liệt thì không thể hoàn thành kế hoạch