Công khai tổ chức, cá nhân không thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(BKTO) – Đó là một điểm mới đáng chú ý trong Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa được Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn ký ban hành.

qtkt.jpg
Quy trình kiểm toán là cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Ảnh minh họa.

Quy trình kiểm toán của KTNN quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở Luật KTNN, Hệ thống Chuẩn mực KTNN và thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Quy trình kiểm toán gồm 4 bước: Chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập và gửi báo cáo kiểm toán; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Quy trình cũng quy định, trong hoạt động kiểm toán, nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình này, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán; tổ chức, cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên kiểm toán nhà nước phải báo cáo kiểm toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán (kiểm toán trưởng) trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.

Quy trình áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc KTNN được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các cuộc kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán; các đoàn kiểm toán của KTNN (đoàn kiểm toán); các tổ chức, cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên KTNN, đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Quy trình kiểm toán nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, các hoạt động của đoàn kiểm toán và kiểm toán viên nhà nước (KTVNN); bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức, thực hiện, quản lý hoạt động kiểm toán.

Là cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.

Làm căn cứ để xây dựng hướng dẫn kiểm toán đối với từng loại hình, từng lĩnh vực kiểm toán của KTNN.

Tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN.

Đáng chú ý, Quy trình kiểm toán bổ sung Điều 28 - Công khai báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện kiến nghị của KTNN.

Theo đó, KTNN thực hiện công khai báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của KTNN, đồng thời thực hiện công khai danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện kiến nghị của KTNN theo yêu cầu của Quốc hội và các quy định của KTNN.

Bên cạnh đó, Điều 23 - Phát hành báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán cũng bổ sung quy định:

Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải tổng hợp và cập nhật kết quả kiểm toán vào cơ sở dữ liệu theo quy định của KTNN.

Đồng thời thực hiện công khai kết quả kiểm toán (trừ cuộc kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước) theo quy định của KTNN.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký (ngày 29/5/2023) và thay thế Quyết định số 02/2020/QĐ-KTNN ngày 16/10/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm toán của KTNN./.

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nội bộ và kiểm soát chất lượng: Những điểm khác biệt ảnh hưởng đến các vai trò trong tổ chức
    10 tháng trước Kiểm toán - Kế toán
    (BKTO) - Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính không hiểu đầy đủ về sự khác biệt giữa kiểm toán nội bộ (KTNB) và kiểm soát chất lượng (KSCL). Mặc dù hai thuật ngữ này đôi khi bị nhầm lẫn khi sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ nét ảnh hưởng đến các vai trò trong tổ chức.
  • Khảo sát, lập kế hoạch, tạo nền tảng thực hiện kiểm toán thành công
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    Là nội dung kiểm toán chuyên sâu, lần đầu tiên được thực hiện dưới hình thức chuyên đề, song hoạt động kiểm toán việc thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế (Chuyên đề) đã mang lại những kết quả nổi bật. Để có kết quả này, theo KTNN khu vực II, công tác khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch kiểm toán (KHKT) đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp tạo nền tảng để thực hiện thành công cuộc kiểm toán.
  • Sử dụng hệ thống thông tin đấu thầu phục vụ hoạt động kiểm toán
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2023 của Kiểm toán nhà nước (KTNN), sáng 01/6, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phối hợp với Trung tâm Tin học tổ chức Lớp hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin đấu thầu phục vụ hoạt động kiểm toán.
  • Nâng cao chất lượng kiểm soát đối với kiểm toán ngân sách địa phương
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nội dung kiểm toán trọng tâm, hiện chiếm số lượng lớn nhất trong kế hoạch kiểm toán hằng năm của kiểm toán nhà nước (KTNN). Trong bối cảnh chất lượng kiểm toán được yêu cầu phải nâng cao, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) đối với các cuộc kiểm toán NSĐP ngày càng được các đơn vị chú trọng thực hiện, đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán phải được giám sát đầy đủ theo đúng yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
  • Bất cập trong việc đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích
    10 tháng trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Báo cáo tổng hợp của Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa gửi Quốc hội về kết quả kiểm toán năm 2022 chỉ ra nhiều bất cập, thiếu sót trong công tác đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công/dịch vụ công ích (gọi tắt là DVC), trong đó nổi cộm là tình trạng địa phương, đơn vị chưa thực hiện việc đặt hàng hoặc đấu thầu DVC theo quy định của Luật Đấu thầu; dùng ngân sách nhà nước để chi trả chi phí thu, gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn không đúng quy định...
Công khai tổ chức, cá nhân không thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước