Đảm bảo nguồn nhân lực khi xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của Kiểm toán nhà nước

(BKTO) - Sáng 16/9, tại Hà Nội, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ Xây dựng kiến trúc cơ sở dữ liệu (CSDL) của KTNN.



                
   

Các mục tiêu chuyển đổi số của KTNN đến năm 2030.
   Ảnh: Nguyễn Ly

   

Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn PwC Việt Nam Võ Tấn Long - đại diện đơn vị tư vấn và các thành viên Ban chỉ đạo cùng tham dự Hội nghị.

Báo cáo tóm tắt mục tiêu và những kết quả đạt được của Dự án Tư vấn chiến lược quản trị dữ liệu và xây dựng kiến trúc dữ liệu (Dự án) tính đến thời điểm hiện tại, Tổng Giám đốc Võ Tấn Long cho biết: Dự án xây dựng kiến trúc CSDL của KTNN được triển khai với mục tiêu quy hoạch, xây dựng, phát triển CSDL trong một chỉnh thể thống nhất đáp ứng yêu cầu phát triển, quản trị dữ liệu trên nền tảng dữ liệu lớn; đảm bảo tính liên kết, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu trong nội bộ KTNN và giữa KTNN với các cơ quan, tổ chức bên ngoài.
                
   

Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn PwC Việt Nam Võ Tấn Long - đại diện đơn vị tư vấn - trình bày các báo cáo khuyến nghị về kiến trúc CSDL.
   Ảnh: Nguyễn Ly

   

Ngoài ra, sản phẩm của Dự án là cơ sở để KTNN xây dựng, phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu chuyên ngành về kiểm toán đảm bảo tính đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai kiểm toán; xây dựng lộ trình nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, nâng cao tính chính xác, đầy đủ, nhất quán, tuân thủ và kịp thời của dữ liệu trong tương lai; xây dựng nền tảng quản lý dữ liệu, hướng đến sử dụng dữ liệu trong phân tích và ra quyết định.

Từ khi khởi động Dự án, PwC đã phối hợp với Trung tâm Tin học (TTTH) xây dựng bộ câu hỏi khảo sát thông tin nghiệp vụ liên quan đến xây dựng kiến trúc CSDL và quản trị dữ liệu cho từng đơn vị trực thuộc; khảo sát chi tiết về thực trạng hệ thống công nghệ thông tin của KTNN; khảo sát nghiệp vụ phục vụ xây dựng kiến trúc CSDL để xác định các yếu tố, nhu cầu thu thập, quản lý và khai thác thông tin, dữ liệu theo chức năng nhiệm vụ và nghiệp vụ kiểm toán của KTNN và các đơn vị trực thuộc…

Đến nay, PwC đã hoàn thành Báo cáo 1 - Báo cáo yêu cầu người dùng (phân tích môi trường hoạt động của tổ chức và xu thế phát triển) và Báo cáo 2 - Báo cáo đánh giá hiện trạng (rà soát, đánh giá hiện trạng kiến trúc CSDL và năng lực công nghệ liên quan, thực tiễn quản trị dữ liệu tại KTNN). Đây là 2/6 tài liệu tư vấn sẽ được bàn giao trong Dự án.
                
   

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Ly

   

Tại cuộc họp lần này, PwC đã trình bày các báo cáo còn lại của Dự án bao gồm: Báo cáo 3 - Báo cáo khuyến nghị về kiến trúc dữ liệu và năng lực công nghệ cần thiết; Báo cáo 4 - Báo cáo khuyến nghị về mô hình cấu trúc tổ chức quản trị dữ liệu; Báo cáo 5 - Báo cáo khuyến nghị về các năng lực quản trị dữ liệu của KTNN; Báo cáo 6 - Báo cáo chi tiết về các sáng kiến và lộ trình thực hiện.

Trước đó, PwC đã phối hợp với TTTH gửi dự thảo các báo cáo trên để xin ý kiến các đơn vị trực thuộc KTNN. Đến ngày 12/9/2022, có 32/32 đơn vị đã gửi ý kiến góp ý về TTTH.

Tại Hội nghị, các thành viên trong Ban chỉ đạo đã phát biểu làm rõ thêm một số yêu cầu đối với kiến trúc CSDL của KTNN.

Theo đó, các ý kiến đề nghị đơn vị tư vấn cần bổ sung một số trường hợp vận hành cụ thể để KTNN hiểu và nhận thấy yếu tố khả thi khi vận hành kiến trúc CSDL; đảm bảo chất lượng nguồn dữ liệu thông qua quản trị dữ liệu; việc thu thập và phân loại dữ liệu cần được thực hiện từ sớm và liên tục cập nhật qua từng năm, trước khi kiến trúc CSDL của KTNN được hoàn thành.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng đề xuất vấn đề về nguồn lực con người và lộ trình đào tạo phải đi trước kiến trúc CSDL để đáp ứng yêu cầu và vận hành hiệu quả kho CSDL. Cùng với đó, KTNN cần nghiên cứu thuê chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ lãnh đạo KTNN đánh giá độc lập về các báo cáo của đơn vị tư vấn trước khi nghiệm thu toàn Dự án.
                
   

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh chỉ đạo tại cuộc họp.
   Ảnh: Nguyễn Ly

   

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh nhấn mạnh: Việc triển khai dự án xây dựng kiến trúc CSDL là yêu cầu cấp thiết, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, giúp KTNN có cái nhìn tổng thể hơn về kiến trúc dữ liệu và quản trị dữ liệu, từ đó xây dựng phương pháp tổ chức CSDL phù hợp.

Tuy nhiên, đây là một hoạt động mới, hàm lượng kỹ thuật cao, không đơn thuần là bài toán về công nghệ thông tin mà là sự tổng hợp và cần sự tham gia của tất cả các đơn vị trực thuộc KTNN.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị PwC tiếp tục phối hợp với TTTH tiếp thu ý kiến của các đơn vị để chỉnh sửa, hoàn thiện 4 báo cáo đã được trình bày và có văn bản phản hồi để các đơn vị tiếp tục thảo luận. Sau cuộc họp, TTTH báo cáo lãnh đạo KTNN về tổng thể kiến trúc CSDL và các sáng kiến, lộ trình thực hiện, tổng kết kết quả thực hiện Dự án./.
THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Ấn Độ: Hoạt động của Cục Thuế thu nhập còn nhiều hạn chế
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Vừa qua, Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ đã công bố Báo cáo kiểm toán hoạt động và chỉ ra rằng, Cục Thuế thu nhập (ITD) đã không xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu với Bộ Nội vụ để theo dõi các khoản đóng góp nước ngoài nhận được (FC); việc sử dụng các khoản tiền này cũng không tuân theo mục đích đã được các quỹ và các tổ chức từ thiện thỏa thuận trước đó.
  • Vương quốc Anh đối mặt áp lực lạm phát
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Theo Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của hãng kiểm toán PwC, người lao động tại Vương quốc Anh đang phải đối mặt với tình trạng giảm lương nghiêm trọng, mức lương thực tế giảm bình quân 2 nghìn bảng Anh vào cuối năm 2022 do nền kinh tế Vương quốc Anh phải đối mặt với tình trạng lạm phát và nhiều vấn đề biến động, bất ổn khác.
  • Chú trọng công tác lập Báo cáo kiểm toán chung của kiểm toán chuyên đề
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Với tính chất là cuộc kiểm toán có quy mô rộng, nhiều đơn vị tham gia, việc lập báo cáo kiểm toán (BCKT) chung cho cả chuyên đề với sự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, nhiều nội dung đòi hỏi cần phải có những yêu cầu nhất định để đảm bảo chất lượng của BCKT. Đây cũng chính là yêu cầu được lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (KTNN) đặt ra với các đơn vị kiểm toán và đơn vị có liên quan, đó là phải: Cẩn trọng khi lập BCKT, tránh coi đây chỉ là bước trình bày lại kết quả và mang tính hình thức.
  • Khuyến nghị Ủy ban châu Âu giảm phụ thuộc vào chuyên gia bên ngoài
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Các kiểm toán viên của Liên minh châu Âu vừa qua đã đưa ra lời cảnh báo về việc Ủy ban châu Âu ngày càng gia tăng sự phụ thuộc vào các chuyên gia tư vấn bên ngoài. Số tiền chi cho các chuyên gia tư vấn bên ngoài đã tăng từ 799 triệu Euro vào năm 2017 lên 971 triệu Euro vào năm 2020, điều này đã thúc đẩy Toà Thẩm kế châu Âu (ECA) tiến hành xem xét việc chi tiêu của Ủy ban.
  • Séc: Hạn chế trong phân phối trợ cấp tại một số bộ
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Vừa qua, Kiểm toán nhà nước Séc (SAO) đã công bố Báo cáo kiểm toán đối với Bộ Lao động và Xã hội (MoLSA), Bộ Phát triển khu vực (MoRD) và Trung tâm Phát triển khu vực (CRD) sau khi xem xét việc phân phối công quỹ để hỗ trợ các DN xã hội thực hiện Chương trình việc làm và Chương trình hoạt động khu vực tích hợp trong giai đoạn 2015-2021.
Đảm bảo nguồn nhân lực khi xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của Kiểm toán nhà nước