Đầu tư cho khoa học công nghệ: Chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách

(BKTO) - Báo cáo bước đầu về kết quả giám sátChuyên đề “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, côngnghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và địnhhướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợvà cơ khí chế tạo” cho thấy, mặc dù đã có chính sách và cơ chế khuyếnkhích các nguồn đầu tư xã hội, đặc biệt là từ khu vực DN vào lĩnh vực khoa họcvà công nghệ (KH&CN) song cho đến nay NSNN vẫn là nguồn đầu tư chủ yếu, sựtham gia của DN vào lĩnh vực này còn rất khiêm tốn và chưa đạt yêu cầu đề ra.




Đầu tư cho KH&CN vẫn chủ yếu từ nguồn NSNN,Ảnh: TS
NSNN chiếm 65-70% tổng đầu tư cho KH&CN

Đánh giá về huy động nguồn lực đầu tư tài chính cho KH&CN, báo cáo giám sát nêu rõ, dự toán NSNN giai đoạn 2005-2015 đã được Quốc hội phê duyệt là 109.734 tỷ đồng (gồm đầu tư phát triển và sự nghiệp); năm 2014, tổng đầu tư xã hội cho KH&CN là 31.159,2 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giai đoạn 2005-2015 chi NSNN cho phát triển hoạt động KH&CN tính cả cho quốc phòng, an ninh và từ nguồn thu nhập trước thuế để lại cho các DN đầu tư KH&CN thì cơ bản đã đảm bảo được mục tiêu 2% tổng chi NSNN (tương đương 0,5-0,6% GDP). Tốc độ chi cho KH&CN hằng năm bình quân tăng 17% (năm sau cân đối cao hơn năm trước 17%).

Xét trong cả giai đoạn 2011-2015, tổng chi NSNN cho KH&CN (không tính chi trong quốc phòng, an ninh và chi từ nguồn ưu đãi thu nhập tính thuế của các DN theo quy định) cao gấp 4,2 lần so với giai đoạn 2001-2005 và gấp 1,94 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. “NSNN vẫn là nguồn lực chủ đạo, chiếm tới 65% - 70% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho hoạt động KH&CN, trong khi ở các nước tiên tiến thì tỷ lệ này là ngược lại” - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết.

Trong khi trông chờ chủ yếu vào ngân sách thì kết quả giám sát chỉ ra rằng, NSNN chưa đáp ứng được nhu cầu vốn về phát triển KH&CN. Đơn cử như năm 2014, số kinh phí thiếu hụt so với nhu cầu tập trung vào kinh phí sự nghiệp KH&CN của khối các Bộ, ngành Trung ương so với đề xuất của Bộ KH&CN là 1.465 tỷ đồng. Hơn nữa, cơ cấu và tỷ lệ chi giữa chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp, giữa Trung ương và địa phương còn nhiều bất hợp lý. Việc phân bổ NSNN về KH&CN cho địa phương còn dàn đều, chưa dựa vào nhu cầu, hiệu quả hoạt động; chưa mang tính liên kết vùng và giữa các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN... Chưa huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội và DN đầu tư cho KH&CN. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN trong công tác tham mưu, đề xuất về xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN, lập danh mục chi đầu tư phát triển KH&CN chưa thực sự được coi trọng và phát huy.

Báo cáo giám sát cũng chỉ ra thực tế, nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho KH&CN Trung ương cân đối cho các địa phương còn thiếu (nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho KH&CN từ NSNN mới chỉ đáp ứng khoảng 50% so với nhu cầu thực tế của các địa phương) và được sử dụng không đúng mục đích. Điển hình như giai đoạn 2011-2016, khoảng 37% kinh phí không được sử dụng đúng cho mục đích đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN. Tại nhiều địa phương, còn có sự bất hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp khi chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% tổng chi đầu tư, trong khi chi nghiên cứu KH&CN chỉ chiếm khoảng 60% tổng chi sự nghiệp (chỉ chiếm khoảng 30% kinh phí chi cho KH&CN).

Cần chính sách đủ mạnh để huy động đầu tư cho KH&CN

Để huy động nguồn lực đầu tư từ DN cho KH&CN, Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 đặt mục tiêu, đến năm 2015, hình thành 3.000 DN KH&CN; năm 2020, hình thành 5.000 DN KH&CN. Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, tính đến tháng 11/2015, chỉ có 204 DN được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN; số lượng cơ sở ươm tạo công nghệ cao và DN công nghệ cao chỉ đạt chưa đến 30% mục tiêu Chiến lược. Các chỉ tiêu như giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đều do khối DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra, phần lớn DN nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Đối với DN trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhóm DN có trình độ công nghệ tiên tiến chỉ khoảng dưới 20%.

Theo phân tích của đoàn giám sát, các DN Việt Nam hiện nay chưa thực sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Nhận thức về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của DN còn hạn chế, việc sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, ưu đãi về đất đai, khai thác sử dụng tài nguyên chưa chế biến. Hầu hết các DNNN giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế được Nhà nước bao cấp, bảo lãnh vay vốn để nhập khẩu công nghệ và thiết bị nên không quan tâm đầu tư xây dựng năng lực nghiên cứu và triển khai của DN. Ngoài ra, phần lớn DN Việt Nam là các DN vừa và nhỏ, việc huy động nguồn lực đủ lớn về tài chính và nhân lực cho hoạt động đổi mới công nghệ còn rất khó khăn.

Đặc biệt, chúng ta chưa có cơ chế, chính sách đồng bộ đủ mạnh để huy động nguồn lực xã hội và DN cho phát triển KH&CN nên đầu tư cho KH&CN vẫn chủ yếu từ NSNN. Từ thực tế trên, đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành cần triển khai các giải pháp phát triển KH&CN, trong đó chú trọng phát triển thị trường, DN và các hoạt động dịch vụ KH&CN; nâng cao nhận thức cho DN và xã hội về vai trò, sự cần thiết của KH&CN đối với phát triển kinh tế xã hội.
NGUYỄN HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt hơn  trong phòng, chống tham nhũng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tham gia các Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội từ ngày 5 đến 12/5 tại TP. Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã nhiều lần khẳng định sẽ tập trung lãnh đạo KTNN triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán và hoàn thành tốt vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
  • Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội của KTNN tiếp xúc cử tri
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Như tin đã đưa, tuần qua, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội của KTNN có các cuộc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử theo quy định. Cụ thể, từ ngày 05 đến 12/5, đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 4 tỉnh Nghệ An (gồm TP. Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương). Trong 8 ngày làm việc, với 13 buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Mặt trận Tổ quốc các địa phương đã giới thiệu tóm tắt tiểu sử, quá trình công tác của các ứng cử viên; các ứng cử viên cũng đã trình bày chương trình hành động của mình trước đông đảo cử tri.
  • Đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước giữ chức Bí thư Đảng ủy KTNN, nhiệm kỳ 2015-2020
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 17/5, tại Hà Nội, BanThường vụ Đảng ủy KTNN đã tổ chức công bố Quyết định số 290-QĐ/ĐUK ngày10/5/2016 của Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư (Đảng ủy Khối) về việc chỉ định đồngchí Hồ Đức Phớc - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Kiểm toán Nhànước - làm Bí thư Đảng ủy KTNN nhiệm kỳ 2015-2020.
  • Hội đồng Bầu cử quốc gia họp phiên thứ năm
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 18/5, Hội đồng Bầu cử quốc gia họp phiên thứ năm tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.
  • TS. Hồ Đức Phớc - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước: “Nỗ lực hết sức vì sự phát triển  của KTNN, quê hương và đất nước”
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Từ ngày 05 đến ngày 12/5, đồng chí Hồ Đức Phớc - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 4 của tỉnh Nghệ An, gồm: TP. Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương. Tại đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã thẳng thắn, cởi mở chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán về chương trình hành động trong toàn khóa của mình nếu được cử tri tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Đầu tư cho khoa học công nghệ: Chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách