Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030

(BKTO) - Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021-2030” theo hướng nâng cao chất lượng các mô hình học tập…



                
   

Ảnh minh họa

   

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 14/CT-TTg về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo từ xa, xây dựng các khóa học trực tuyến mở; đa dạng hóa nội dung, đổi mới phương thức học tập và tăng cường sử dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội. Nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận công nghệ, quản lý nhà trường theo hướng mở, kết nối, dùng chung hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu lớn.

Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các địa phương; rà soát, hoàn thiện quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên. Nghiên cứu đổi mới mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm, hoàn thiện, nhân rộng trong cả nước.

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới và các giải pháp phù hợp trong hoạt động dạy và học để chủ động thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, công nhận các mô hình học tập trong xã hội giai đoạn 2021-2030 phù hợp với thực tiễn triển khai ở các địa phương trong cả nước; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập và tổ chức thí điểm để triển khai nhân rộng trong cả nước. Đồng thời, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021-2030” theo hướng nâng cao chất lượng các mô hình học tập…

Đa dạng hóa các phương thức đào tạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động trong các DN, công ty; đào tạo nghề gắn với ngành nghề truyền thống, gắn với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động rà soát và phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định có liên quan về giảng dạy văn hóa giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 các cấp ở địa phương theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chủ động đăng ký, lựa chọn và đề xuất các thành phố trực thuộc tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) điều hành.

Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên; rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng và phát triển các mô hình học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù cần học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp quy hoạch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030./.
HỒNG NHUNG
Cùng chuyên mục
  • Giám sát chặt công tác phòng, chống dịch tại các nhà máy phục hồi sản xuất ở Bắc Giang
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Mới đây, Tổ kiểm tra, giám sát khu cách ly và môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã làm việc với Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Giang để đánh giá kỹ lưỡng công tác đảm bảo phòng, chống dịch trước khi quyết định thí điểm khôi phục sản xuất cho 8 nhà máy đủ điều kiện.
  • Xây dựng phần mềm phát hiện sớm bệnh nhân có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trước tình trạng nhiều ca bệnh Covid-19 ít có triệu chứng nhưng diễn biến nặng rất nhanh, ngành y tế đang xây dựng phần mềm có hỗ trợ trí tuệ nhân tạo nhằm phát hiện sớm người có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng.
  • Hà Nội sẽ tổng kết việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 27/KH-TU về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TƯ của Bộ Chính trị “Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn” (Chỉ thị 10) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Lần đầu tiên Việt Nam có thí sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2021 đã giành được nhiều giải thưởng. Theo đó, cả 8/8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam đều đoạt giải. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có học sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi này.
  • 1,7 triệu ly sữa trao tặng trẻ em khó khăn giữa đại dịch Covid-19
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chính thức khởi động hành trình của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2021. Trong năm thứ 14 này, Vinamilk và Quỹ sữa sẽ trao tặng 1,7 triệu ly sữa (tương đương 12,5 tỷ đồng) cho 19.000 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại 26 tỉnh, thành cả nước, để hỗ trợ các em tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức khoẻ.
Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030