Đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng pháp luật

Sáng 18/7, tại Hà Nội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật năm 2018. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình điều hành Hội nghị.



Tham dự Hội nghị còn có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Tòng Thị Phóng, Phùng Quốc Hiển; các thành viên UBTVQH; các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở T.Ư; Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh tham dự Hội nghị.

                
   

Toàn cảnh Hội nghị-Ảnh: Đ. Khoa

   

Khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Hội nghị được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận, đề ra các biện pháp cụ thể tiếp tục đổi mới, triển khai có hiệu quả Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội quyết định; kịp thời thể chế hoá các nghị quyết T.Ư, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời, nâng cao trách nhiệm, tăng cường mối quan hệ công tác, phối hợp giữa UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách với Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động xây dựng pháp luật, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc triển khai công tác lập pháp của Quốc hội.

Báo cáo chuyên đề về tổ chức thực hiện Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) năm 2018 và 2019 của UBTVQH nêu rõ: Theo Nghị quyết của Quốc hội, trong năm 2019, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 dự án luật và cho ý kiến về 3 dự án luật khác. Ngoài 18 dự án luật này, theo yêu cầu của Nghị quyết T.Ư, Kế hoạch của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Ban Bí thư, còn ít nhất 8 dự án luật khác phải được đưa vào Chương trình năm 2019 để thông qua. Trong đó, Chính phủ mới dự kiến đề xuất bổ sung 4 dự án luật; KTNN dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật KTNN tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019).

Đồng thời, trong năm 2019, Quốc hội còn phải bổ sung các dự án để tiếp tục thực hiện Kế hoạch triểnkhai thi hành Hiến pháp, Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020; một số dự án đã được chuẩn bị nhưng chưa đảm bảo chất lượng nên phải rút khỏi Chương trình năm 2018 chuyển sang Chương trình năm 2019; nghiên cứu, chuẩn bị các dự án để sẵn sàng thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); các dự án liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh…nhằm kịp thời tháo gỡ, khắc phục những bất cập, cản trở, thúc đẩy sự phát triển đất nước.

Theo UBTVQH, từ nay đến Kỳ họp thứ 6 và nhất là năm 2019, nhiệm vụ xây dựng pháp luật vô cùng nặng nề, khối lượng công việc rất nhiều, thậm chí quá tải đối với một số cơ quan. Để khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh, UBTVQH đề nghị Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm quan tâm, tập trung thực hiện các giải pháp: chuẩn bị thật kỹ việc đề xuất đưa dự án luật vào Chương trình; tăng cường vai trò và đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo; phát huy vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác thẩm định và đầu mối giúp Chính phủ trong xây dựng pháp luật; Chính phủ chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, nâng cao kỷ luật trong xây dựng pháp luật; phát huy vai trò, nâng cao chất lượng thẩm tra, tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; tăng cường công tác phối hợp trong suốt quá trình xây dựng pháp luật.

Tại Hội nghị, các đại biểu đãtập trung thảo luận, cho ý kiến tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc, những khó khăn trong quá trình chuẩn bị các dự án thuộc Chương trình, những dự án theo yêu cầu của các Nghị quyết T.Ư thuộc phạm vi phụ trách để kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền và cùng phối hợp giải quyết, bảo đảm triển khai có hiệu quả Chương trình đã được Quốc hội quyết định.

Báo cáovề tình hình thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh cho biết:Thực hiện Kế hoạch số 07- KH/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 735- KH/ĐĐQH14của Đảng đoàn Quốc Hội, KTNN đã thành lập Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật KTNN, ban hành chương trình hành động của BanChỉ đạo.Trước đó, KTNN đãtổ chứclấy ý kiến toàn Ngành về các vấn đề vướng mắc trong quá trình thựchiện Luật KTNNnăm 2015. Tiếp đó, KTNN đã tổ chức 4 hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, các Bộ, ngành, địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội về các đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật. KTNN cũng đã tổ chức khảo sát tại một số địa phương, gửi xin ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó cóBộ Nội vụ,Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao.Hiện Bộ Nội vụ đã có ý kiến trả lời.

                
   

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Đ. Khoa

   

KTNN đang tập trung hoàn thành việc tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành địa phương để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 và việc xin ý kiến của Ban Chỉ đạo về những ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sungLuật;đề xuất họp Ban cán sự Đảng KTNN để cho ý kiến trước khi xin ý kiến Chính phủ về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015;tiếp thu, giải trình,chỉnh sửa,hoàn thiện Hồ sơ để xin ý kiến Chính phủ trong tháng 7. Sau khi có ý kiến của Chính phủ, KTNN sẽ hoàn thiện Hồ sơ để trìnhUBTVQHchobổ sung vào Chương trình. “KTNN đang hết sức cố gắng thực hiện theo chương trình đề ra và sẽ xin bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019”- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh nói.


Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
Đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng pháp luật